Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phụ nữ đến tháng có được đi chùa không vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Có những quan điểm cho rằng phụ nữ đến tháng cơ thể không “sạch sẽ” nên không được đến chốn linh thiêng. Liệu quan điểm này có đúng dưới góc độ khoa học và triết lý nhân văn của Phật giáo?
Trong tâm thức của người Việt, đền chùa là chốn tâm linh thiêng liêng nên việc đi lễ chùa cũng có nhiều quy tắc khắt khe. Có một “luật bất thành văn” khi đi lễ chùa được lưu truyền trong dân gian là phụ nữ đến tháng không được đến chùa. Vậy điều này có đúng với triết lý nhân văn của Phật giáo? Dưới góc độ nhân văn và khoa học, phụ nữ đến tháng có được đi chùa không?
“Đến tháng” là cụm từ dùng để chỉ thời điểm người phụ nữ xuất hiện kinh nguyệt theo đúng chu kỳ hàng tháng. Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới xuất hiện từ khi người phụ nữ bắt đầu tuổi dậy thì cho đến khi họ bước vào tuổi mãn kinh.
Trong những ngày “đến tháng” nồng độ nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể người phụ nữ bị suy giảm đột ngột. Trong tử cung của họ xuất hiện tình trạng bong lớp niêm mạc tử cung dẫn đến hiện tượng chảy máu kinh. Thời gian chảy máu kinh thường kéo dài từ 3 - 7 ngày, tùy từng phụ nữ.
Chu kỳ kinh nguyệt mang tính chất định kỳ hàng tháng và những ngày phụ nữ “đến tháng” là kết quả của một quá trình phối hợp nhịp nhàng giữa buồng trứng, tử cung, tuyến yên, vùng dưới đồi… Những ngày “đến tháng” đánh dấu sự trưởng thành về chức năng sinh sản của người phụ nữ đồng thời cũng phản ánh sức khỏe sinh sản của họ. Một người phụ nữ có sức khỏe sinh sản tốt sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều. Bất kỳ tình trạng rối loạn kinh nguyệt nào cũng phản ánh những vấn đề sức khỏe sinh sản ở nữ giới.
Khi “đến tháng”, phụ nữ sẽ phải đối mặt với khá nhiều triệu chứng không mấy dễ chịu như:
Vậy phụ nữ đến tháng có được đi chùa không? Hiện nay, vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề này. Cụ thể như sau:
Theo quan niệm được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa, phụ nữ trong ngày kinh nguyệt cơ thể không “sạch sẽ”, thậm chí được cho là ô uế. Có những quan điểm mê tín dị đoan còn cho rằng phụ nữ “đến tháng” còn có thể làm rụng cau non, làm héo giàn trầu. Cũng vì những quan niệm này mà người phụ nữ xưa kia phải chịu nhiều thiệt thòi. Trong những ngày kinh nguyệt, họ không được thắp hương thờ cúng tổ tiên, không được đến nhà thờ, đền chùa, miếu mạo. Nếu cố tình đến những nơi thờ cúng tâm linh, họ được cho rằng mang tội làm ô uế chốn linh thiêng.
Theo quan điểm của Phật giáo, lễ chùa là một nghi thức tâm linh nhằm mang đến sự bình an và thanh tịnh trong tâm hồn. Lễ chùa thể hiện lòng tôn kính với Đức Phật nhưng không phải để tuyên truyền mê tín dị đoan. Triết lý nhà Phật tôn trọng mọi cá nhân như nhau, phụ nữ được bình đẳng với nam giới. Theo quan điểm Phật giáo, phụ nữ đến tháng có thể đi lễ chùa bình thường. Mọi sự cấm cản, miệt thị đối với phụ nữ trong những ngày này đều không mang tính nhân văn và cần được phê phán.
Dưới góc độ khoa học, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Khi “đến tháng”, bản thân cơ thể người phụ nữ phải chịu nhiều mệt mỏi nhưng không ảnh hưởng đến người khác hay các lễ nghi, niềm tin tôn giáo. Không có quy định nào ngăn cản phụ nữ “đến tháng” đi lễ chùa.
Như vậy, với câu hỏi đến tháng có được đi chùa không theo quan điểm Phật Giáo và dưới góc nhìn khoa học, câu trả lời là có.
Phụ nữ “đến tháng” vẫn có thể đi lễ chùa nếu họ muốn và nếu sức khỏe cho phép. Trong trường hợp họ cảm thấy quá mệt mỏi khi hành kinh vì những triệu chứng xảy ra trong những ngày “đèn đỏ”, họ không miễn cưỡng phải đi lễ chùa vì những suy nghĩ mang tính chất mê tín.
Còn nếu đủ sức khỏe, khi đi lễ chùa họ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Đền chùa là nơi linh thiêng, là nơi thể hiện sự tôn kính và niềm tin tôn giáo nhưng không phải nơi tuyên truyền mê tín dị đoan. Vì vậy, phụ nữ khi “đến tháng” có thể yên tâm đi lễ chùa nếu đủ sức khỏe và tôn trọng nội quy của chùa. Qua bài viết này, mong rằng bạn đã có thể giải đáp được thắc mắc đến tháng có được đi chùa không.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.