Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không và những điều bạn cần biết

Ngày 15/11/2023
Kích thước chữ

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường và tự nhiên của các chị em phụ nữ. Mỗi tháng kinh nguyệt xuất hiện một lần nên còn được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Kinh nguyệt có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh sản của phụ nữ. Vậy phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không?

Việc không có kinh nguyệt thường khiến nhiều phụ nữ quan tâm và lo lắng, đặc biệt là khi liên quan đến khả năng sinh sản. Câu hỏi thường xuyên được đặt ra là liệu phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời bạn tham khảo bài viết bên dưới nhé.

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên xảy ra ở phụ nữ, được đặc trưng bởi sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung. Điều này thường diễn ra sau mỗi 28 đến 35 ngày. Quá trình này là một phần quan trọng của chu kỳ sinh học ở người phụ nữ. Kinh nguyệt xuất hiện lần đầu từ độ tuổi dậy thì và kéo dài cho đến khi vào thời kỳ mãn kinh.

Lớp niêm mạc tử cung là một lớp mô nằm ở phía trong tử cung. Khi không có quá trình thụ tinh xảy ra, lớp niêm mạc này trở nên dày hơn và sẽ bắt đầu bong tróc, rồi được đẩy ra ngoài cơ thể dưới dạng huyết sắc.

phu-nu-khong-co-kinh-nguyet-co-thai-duoc-khong-va-nhung-dieu-ban-can-biet 1
Kinh nguyệt là do sự bong tróc lớp niêm mạc tử cung

Chu kỳ kinh và kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nồng độ hormone trong cơ thể và sự tương tác giữa các hormone đó. Buồng trứng chịu trách nhiệm sản xuất hormone nữ như estrogen và progesterone.

Hormone estrogen thường tăng lên trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh, khiến cho niêm mạc tử cung phát triển. Sau đó, nếu quá trình rụng trứng xảy ra, hormone progesterone sẽ tăng lên để duy trì niêm mạc và chuẩn bị cho việc thụ thai. Nếu quá trình này không xảy ra, mức hormone này sẽ giảm xuống, dẫn đến bong tróc của niêm mạc tử cung và chu kỳ kinh bắt đầu.

Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ liên quan đến sinh sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Sự đều đặn và ổn định của chu kỳ kinh nguyệt thường được xem là một dấu hiệu tích cực của sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể.

Thế nào là không có kinh nguyệt?

Không có kinh nguyệt hay còn được gọi là vô kinh, mất kinh là tình trạng mà phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt trong một khoảng thời gian dài, thường là 3 tháng hoặc lâu hơn. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, từ thời kỳ dậy thì đến thời kỳ tiền mãn kinh, và nó có thể là một dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau trong cơ thể.

Có nhiều loại vô kinh và được phân chia như sau:

  • Vô kinh nguyên phát: Phụ nữ đến tuổi có kinh nhưng không xuất hiện kinh nguyệt.
  • Vô kinh thứ phát: Không có kinh trong vòng ba tháng ở người trước đó có kinh đều đặn hoặc từ 6 tháng ở những người chu kỳ kinh nguyệt không đều.
phu-nu-khong-co-kinh-nguyet-co-thai-duoc-khong-va-nhung-dieu-ban-can-biet 2
Vô kinh là tình trạng phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt trong 3 tháng hoặc lâu hơn

Nguyên nhân khiến bạn không có kinh nguyệt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vô kinh ở phụ nữ, bao gồm:

  • Các vấn đề về nội tiết: Sự rối loạn hormone, đặc biệt là do các vấn đề về nội tiết, có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến tình trạng vô kinh.
  • Vấn đề liên quan đến sức khỏe cơ thể: Vô kinh có thể xảy ra do stress, thiếu hụt dinh dưỡng, sụt cân dẫn đến chu kỳ kinh hay hoạt động của hệ thống sinh sản bị ảnh hưởng.
  • Các vấn đề tại cơ quan sinh dục: Các vấn đề tại cơ quan sinh dục, như tử cung, buồng trứng, hoặc ống dẫn trứng, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến tình trạng vô kinh. Ví dụ như rối loạn hormone, u tử cung, u nang buồng trứng, vấn đề tại ống dẫn trứng,...
  • Vận động mạnh và nặng: Các chị em khi tập thể dục thể thao nặng với cường độ cao hay các vận động viên có tỉ lệ cơ bắp cao và ít mỡ có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể của phụ nữ, đặc biệt là đối với hệ sinh dục. Thói quen ăn uống không hợp lý có thể ảnh hưởng đến cân nặng, cân bằng hormone, và chất dinh dưỡng cần thiết, đều có thể gây ra những vấn đề về sinh sản.
  • Yếu tố liên quan đến tuổi tác: Tuổi tác là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Giai đoạn tiền mãn kinh, đặc biệt là từ khoảng 40 đến 50 tuổi, là thời kỳ mà cơ thể của phụ nữ bắt đầu trải qua những thay đổi tự nhiên, dẫn đến sự giảm dần của chu kỳ kinh và có thể gây vô kinh.
  • Vô kinh do thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc điều trị, như thuốc trị trầm cảm, hóa trị, thuốc chống dị ứng, hay nhiều loại thuốc khác, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
  • Sử dụng thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai là một phương pháp giúp phòng việc mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, bản chất của thuốc tránh thai là chứa các hormone có thể tác động đến hệ thống hormone tự nhiên của phụ nữ, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và một số khía cạnh khác của sức khỏe.
  • Phụ nữ đang mang thai: Phụ nữ đang mang thai thường có tình trạng vô kinh. Nguyên nhân cụ thể là do sự biến động hormone, khi sự thụ thai xảy ra lớp niêm mạc không còn bong tróc nữa.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Việc cho con bú có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Khi phụ nữ cho con bú, hormone prolactin được sản xuất để kích thích sự sản xuất sữa và có thể làm giảm nồng độ hormone estrogen, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ có thể trải qua tình trạng vô kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều trong thời gian đang cho con bú.
phu-nu-khong-co-kinh-nguyet-co-thai-duoc-khong-va-nhung-dieu-ban-can-biet 3
Phụ nữ vận động mạnh có khả năng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không?

Mặc dù vô kinh có thể là một dấu hiệu của vấn đề về sinh sản, nhưng nó không đồng nghĩa với việc phụ nữ không thể có thai. Một số phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt đều nhưng vẫn có khả năng thụ tinh và mang thai. Về vấn đề phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không thì tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể của vô kinh.

Nguyên nhân của vô kinh có thể bao gồm rất nhiều yếu tố như đã nêu ở trên. Trong một số trường hợp, việc điều trị nguyên nhân gốc rễ của vô kinh có thể giúp phục hồi chu kỳ kinh nguyệt và tăng cơ hội mang thai.

Nếu phụ nữ không có chu kỳ kinh và quan tâm đến việc có thai thì quan trọng nhất là phải thảo luận với bác sĩ. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm kiểm tra tình trạng sức khỏe để xác định nguyên nhân cụ thể của vô kinh, và tư vấn về các phương pháp điều trị hoặc hỗ trợ thích hợp để tăng khả năng mang thai.

phu-nu-khong-co-kinh-nguyet-co-thai-duoc-khong-va-nhung-dieu-ban-can-biet 4
Phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không?

Trên đây là những đáp án để trả lời cho câu hỏi phụ nữ không có kinh nguyệt có thai được không. Ngoài ra, bài viết trên cũng cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến kinh nguyệt, các vấn đề, nguyên nhân khác xoay quanh việc không có kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh. Hy vọng những điều ở trên sẽ hữu ích đối với bạn. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin