Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dấu hiệu nhận biết răng bị nhiễm fluor là gì? Cách điều trị răng nhiễm fluor ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua các thông tin hữu ích trong bài viết này.
Chúng ta đều biết răng fluor là một chất quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, khi răng hấp thụ quá nhiều fluor cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt. Răng nhiễm fluor sẽ dễ bị xốp, mòng giòn, sâu răng và gãy rụng. Làm thế nào để phòng ngừa răng bị nhiễm fluor? Phương pháp điều trị răng nhiễm fluor như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm bắt cách phòng ngừa và điều trị tình trạng trên của răng.
Bạn có thể chẩn đoán răng có đang bị nhiễm fluor không bằng mắt thường. Nếu răng bị nhiễm fluor, thì trên bề mặt sẽ xuất hiện các dấu hiệu các nhiều những đốm nhỏ màu đen hoặc trắng đục. Bên cạnh đó, men răng cũng sẽ có màu trắng đục.
Thông thường, răng bị nhiễm fluor sẽ có nguyên nhân xuất phát từ bên trong cấu trúc răng. Vì vậy, chúng ta sẽ không thể loại bỏ đốm đen hoặc trắng đục trên bề mặt răng bằng cách cạo vôi răng. Muốn khắc phục triệt để các dấu hiệu do răng bị nhiễm fluor gây ra, bạn cần phải đến nha khoa khám và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Một số phương pháp phổ biến thường được các nha sĩ tư vấn thực hiện cho bệnh nhân khi điều trị răng nhiễm fluor:
Răng bị nhiễm fluor có tẩy trắng được không? Trong tình huống răng bị nhiễm fluor nhẹ nên bị ố vàng, các nha sĩ sẽ khám cẩn thận và xem xét có nên thực hiện phương pháp tẩy trắng răng cho bệnh nhân hay không. Phương pháp điều trị răng nhiễm fluor này sẽ được thực hiện bằng công nghệ Laser. Tia laser sẽ phá vỡ cấu trúc các thành phần khiến cho răng bị ố vàng. Nhờ đó, hàm răng sẽ được cải thiện trắng sáng hơn.
Trong khi thực hiện phương pháp này, nha sĩ sẽ che nướu của bạn lại để hạn chế các chất trong thuốc tẩy trắng gây kích ứng cho nướu. Sau khi tẩy, men răng sẽ trắng sáng hơn, răng cũng sẽ chắc khỏe hơn. Phương pháp này có thời gian thực hiện khá nhanh chóng chỉ chưa đến 60 phút.
Đối với những trường hợp răng bị ố vàng hoặc có nhiều chấm đen nhỏ nhưng phương pháp tẩy trắng không thể khắc phục, các nha sĩ sẽ tính đến sử dụng biện pháp bọc sứ cho răng bị nhiễm fluor. Đây cũng là một trong những cách chữa răng nhiễm fluor phổ biến.
Phương pháp này sẽ giúp cải thiện các khuyết điểm trên bề mặt răng nhanh chóng bằng cách sử dụng một mão răng sứ chụp lên răng thật. Mão răng sứ sẽ được đo lường và thiết kế hình dáng gần giống với răng thật nhất để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Khi thực hiện bọc răng sứ, nha sĩ sẽ mài nhỏ bớt răng thật để tạo trụ răng. Việc mài nhỏ răng thật nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào tình trạng nhiễm fluor và kích thước của răng. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ luôn đảm bảo sau khi mài răng và đóng mão chụp răng sứ, hàm răng sẽ vừa vặn, sát khít với nhau, bệnh nhân sẽ không có cảm giác bị cộm khó chịu.
Phương pháp nha khoa cuối cùng được các bác sĩ tư vấn khi điều trị răng nhiễm fluor đó chính là dán sứ Veneer. Khi thực hiện phương pháp dán sứ Veneer, nha sĩ sẽ dùng một mặt sứ dán lên bề mặt ngoài của răng. Kỹ thuật phục hình cho rằng này cũng có cách làm tương tự như khi bọc răng sứ, nhưng việc mài răng sẽ được hạn chế tối đa ở mức thấp nhất. Phương pháp này sẽ ít xâm lấn vào răng thật hơn bọc sứ. Ngược lại, chi phí thực hiện kỹ thuật dán sứ Veneer sẽ cao hơn nhiều khi bọc răng sứ.
Không ít trường hợp nhiều gia đình có toàn bộ thành viên trong nhà đều bị nhiễm fluor. Lý do lớn nhất xuất phát từ thói quen chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống mỗi ngày. Bởi thế, cách phòng tránh răng bị nhiễm fluor là tham khảo cách chăm sóc răng đúng đắn cho cả nhà, nhất là đối với các bé nhỏ, đồng thời chú ý bảo vệ răng của bạn tốt sau khi đã thực hiện các phương pháp điều trị răng nhiễm màu.
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên ưu tiên lựa chọn kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi và có nồng độ fluor ở mức cho phép. Và đặc biệt, bạn hãy luôn thường xuyên kiểm tra nồng độ fluor nguồn nước sinh hoạt của gia đình mình. Mức fluor cho phép là từ 0.7mg/l đến 1mg/l. Cuối cùng, nếu gia đình có trẻ nhỏ thì bạn nên kiểm soát lượng kem đánh răng của bé mỗi khi dùng, và nhớ dặn trẻ súc lại miệng sạch sẽ bằng nước sau khi chải răng.
Trong bài là những thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp giúp bạn nhận biết răng bị nhiễm fluor và các cách điều trị răng nhiễm fluor. Tùy thuộc vào từng mức độ răng bị nhiễm fluor mà các nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn một phương pháp điều trị hiệu quả phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa răng nhiễm fluor để bảo vệ răng miệng luôn chắc khỏe.
Bảo Vân
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.