Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Quá trình sinh mổ như thế nào?

Ngày 25/03/2020
Kích thước chữ

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp gặp khó khăn khi sinh thường, nhờ vào sự phát triển của y học, nhiều mẹ bầu đã quyết định lựa chọn sinh mổ.

Vậy quá trình sinh mổ như thế nào và để có thể “vượt cạn” thành công, bà bầu cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành phẫu thuật.

Sinh mổ là gì? Vì sao phải sinh mổ?

Sinh mổ (mổ lấy thai), là một thủ thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của người mẹ.

Vì sao phải sinh mổ?

Các bác sĩ thường khuyên sản phụ nên sinh thường để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé, tuy nhiên một số bà mẹ không thể sinh thường mà phải sinh mổ vì những lý do sau:

  • Thất bại trong bước chuyển dạ, cổ tử cung không mở đủ để em bé di chuyển xuống âm đạo.
  • Dây rốn của bé có thể bị chèn ép hoặc nhịp tim của bé cho thấy không thể vượt qua cuộc sinh thường.
  • Mang đa thai như sinh đôi hoặc sinh ba cần phải thực hiện sinh mổ.
  • Có vấn đề với nhau thai.
  • Kích cỡ của bé quá lớn khiến không thể sinh thường.
  • Mang thai ngôi ngược.
  • Mẹ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như virus suy giảm miễn dịch ở người hoặc herpes.
  • Mẹ đang bị đái tháo đường hoặc huyết áp cao.
Quá trình sinh mổ như thế nào? 1Một số bà mẹ không thể sinh thường mà phải sinh mổ do bước chuyển dạ thất bại, ngôi thai ngang...

Có 2 hình thức sinh mổ như sau

Sinh mổ chủ động có sự đồng ý của người mẹ và bác sĩ sản khoa, được thực hiện trước khi người mẹ chuyển dạ. Sinh mổ được chọn khi người mẹ có vấn đề về sức khoẻ như bị cao huyết áp hoặc nhau thai bám cổ tử cung (nhau tiền đạo).

Ca mổ thông thường thực hiện vào kỳ mang thai tuần thứ 39 hoặc trễ hơn. Chỉ trong trường hợp cấp bách do điều kiện sức khoẻ thì mẹ mới phải thực hiện sớm hơn kế hoạch.

Sinh mổ khẩn cấp thường xảy ra khi người mẹ bắt đầu chuyển dạ nhưng có biến chứng bất ngờ như bị suy thai, thai nhi cần phải được đưa ra ngoài thật nhanh trong vòng vài phút khi phát hiện vấn đề.

Sinh mổ là biện pháp an toàn cho mẹ và bé nhưng đó là phẫu thuật chính ở vùng bụng nên vẫn có những rủi ro ảnh hưởng đến sức khoẻ như sau:

  • Bị tổn thương hoặc nhiễm trùng tử cung.
  • Xuất huyết.
  • Máu đông cục.
  • Ruột hoặc bàng quang bị tổn thương do phẫu thuật.
  • Dính ruột, tắc ruột.
  • Tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thứ phát.

Biến chứng thường xảy ra dưới 10% các ca mổ lấy con. Và tỉ lệ tử vong ở các bà mẹ là thấp hơn 0.02.

Quá trình sinh mổ như thế nào?

Ca sinh mổ sẽ được diễn ra tại phòng phẫu thuật ở bệnh viện.

Quá trình sinh mổ như thế nào thì mẹ phải biết những ca mổ không có biến chứng thường mất khoảng 30 phút. Chỉ mất 5 phút sau khi rạch bụng mẹ cho đến khi lấy bé ra ngoài. Thời gian còn lại là việc may lại vết thương.

Nếu bạn chọn sinh mổ chủ động, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị và bạn sẽ được nhập viện trước ca mổ.

Quá trình sinh mổ như thế nào? 2Nếu bạn chọn sinh mổ chủ động, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị gì trước khi sinh

Sinh mổ có đau không? Bạn có thể gặp chút khó khăn trong phòng chờ khi được gọi đi sinh mổ nhưng rồi mọi thứ sẽ diễn ra nhanh thôi. Bạn sẽ được đưa lên phòng mổ bằng xe đẩy, được gây tê màng cứng và như thế là sẵn sàng cho ca phẫu thuật.

Trong phòng mổ, đội ngũ các bác sĩ sản khoa, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê, bác sĩ nhi khoa và các y tá, trợ lý, nữ hộ sinh, và có thể có thêm các sinh viên y khoa đang đeo khẩu trang và găng tay sẵn sàng.

Người chồng có thể được tham dự ca sinh mổ khi bạn được gây tê màng cứng, nhưng cũng có thể bị từ chối không cho vào phòng mổ nếu bạn bị gây mê toàn thân.

Thông thường, sẽ có một tấm màn chắn ngay ngực để bạn không thấy bụng mình bị rạch. Người chồng có thể ở cạnh bạn sau bức màn hoặc có thể xem quá trình rạch bụng và cắt dây rốn sau khi thai nhi được đưa ra khỏi bụng mẹ.

Quá trình sinh mổ như thế nào?

Bác sĩ sẽ rạch một đường trên bụng. Đường rạch có thể nằm ngang đường mặc bikini hoặc theo chiều dọc từ gần rốn tới phía trên xương mu.

Quá trình sinh mổ như thế nào thì tiếp theo, các bác sĩ sẽ rạch tiếp một đường ngang hoặc dọc ở thành tử cung của bạn. Thông qua các vết mổ, em bé sẽ được đưa ra ngoài, sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ nhau thai, cắt dây rốn, làm sạch tử cung và khâu lần lượt các vết cắt bằng chỉ tự tiêu.

Quá trình sinh mổ như thế nào?3Thông qua các vết mổ, em bé sẽ được đưa ra ngoài rồi các bác sĩ sẽ khâu lại bằng chỉ tự tiêu

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào trong suốt ca sinh mổ?

Nếu bạn được gây mê toàn thân, bạn sẽ không cảm giác gì quá trình sinh mổ như thế nào cho đến khi bạn tỉnh lại sau một giờ đồng hồ hoặc lâu hơn.

Tuy nhiên, hầu hết quá trình sinh mổ như thế nào thì các ca sinh mổ đều thực hiện với biện pháp gây tê tuỷ cột sống hoặc gây tê màng cứng bằng cách tiêm vào gần cuối cột sống. Bạn sẽ thấy mất cảm giác ở vùng ngực đến ngón chân, bao gồm vùng bụng và nơi bị rạch.

Trong lúc phẫu thuật, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác về áp lực nhưng sẽ không thấy đau. Vài người chia sẻ họ có cảm giác bị lục lọi trong bụng nhưng không cảm thấy đau.

Nếu bạn vẫn còn tỉnh táo trong lúc phẫu thuật, bác sĩ sản khoa sẽ nói cho bạn biết họ đang làm gì. Đội ngũ phẫu thuật cũng sẽ nói về quá trình sinh mổ như thế nào với bạn. Bạn có thể hỏi nếu có thắc mắc. Bạn có thể nghe tiếng dụng cụ y khoa va chạm nhau, tiếng bíp của máy đo nhịp tim và tiếng hút nước.

Như vậy, quá trình sinh mổ như thế nào qua bài viết hẳn mỗi sản phụ đã nắm nhận biết để chuẩn bị tinh thần cũng như kiến thức cho mình rồi nhé. Sau sinh mổ bạn cần ăn uống thực phẩm phù hợp phong phú để lợi sữa, giúp mẹ nuôi dưỡng trẻ một cách toàn diện.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Sinh mổSau sinh