Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Quặm mi là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không?

Ngày 24/01/2024
Kích thước chữ

Quặm mi hay còn gọi là lông quặm, là một tình trạng khi lông mi liên tục va chạm hoặc cọ xát vào giác mạc và kết mạc. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu và khám phá kỹ hơn về vấn đề này.

Quặm mi hay lông mi quặm vào mắt là một hiện tượng không xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này sẽ gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm và bất tiện như như chảy nước mắt quá mức, khó chịu, cộm mắt, đỏ mắt và thậm chí là giảm thị lực mắt. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này cũng như cách giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng quặm mi thông qua bài viết dưới đây.

Quặm mi là gì?

Quặm mi hay lông mi quặm là hiện tượng mà không ít người gặp phải. Đây là khi lông mi mọc ngược hướng, cọ xát vào giác mạc và kết mạc, tạo ra một loạt các vấn đề khó chịu cho người bệnh. Quặm mi mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc kịp thời nó hoàn toàn có thể gây tổn thương cho giác mạc và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Do đó việc phát hiện và giải quyết tình trạng này ngay từ ban đầu để tránh những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của mắt là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nguyên nhân gây quặm mi

Nguyên nhân gây quặm mi khá đa dạng, có thể xuất phát từ vấn đề về cấu trúc lông mi, tình trạng viêm nhiễm hoặc do thói quen nhổ mi không đúng cách. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây quặm mi khá thường gặp mà các bạn có thể tham khảo:

  • Chấn thương: Các chấn thương ở vùng mắt có thể dẫn đến sự phát triển của mô sẹo gần khu vực lông mi và gây ảnh hưởng đến hướng mọc của lông mi. Đồng thời những người đã từng phẫu thuật mắt cũng có nguy cơ bị quặm mi cao hơn bình thường.
  • Lý do di truyền: Một số trường hợp quặm mi có thể do yếu tố di truyền, khi trong gia đình đã có thành viên gặp phải tình trạng này.
  • Biến động cân nặng: Sự thay đổi đột ngột trong cân nặng như giảm cân hoặc tăng cân nhanh chóng cũng có thể ảnh hưởng đến vùng da xung quanh mắt và gây quặm mi.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như viêm bờ mi, đau mắt hột, nhiễm trùng do virus Herpes hay lộn mí mắt cũng có thể gây ra tình trạng lông mi quặm vào mắt.
Quặm mi là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? 1
Quặm mi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Hiểu rõ về những nguyên nhân này là điều rất quan trọng để chúng ta có thể xác định phương pháp chăm sóc phù hợp và ngăn chặn tình trạng quặm mi xuất hiện.

Quặm mi có nguy hiểm không?

Quặm mi thực tế không quá nguy hiểm, tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và không được chữa trị kịp thời, dứt điểm thì có thể dẫn đến sẹo giác mạc và gia tăng nguy cơ viêm giác mạc. Trong các trường hợp nghiêm trọng, biến chứng có thể dẫn đến giảm sút thị lực, thậm chí mù lòa hoàn toàn do nhiễm trùng mắt.

Ngoài ra, khi mới xuất hiện, lông mi quặm sẽ thường xuyên cọ sát vào giác mạc và kết mạc và gây nhiều triệu chứng khó chịu, bất tiện như:

  • Tăng tiết nước mắt, gây chảy nước mắt quá mức;
  • Hình thành các vảy ghèn cứng ở mi mắt hoặc tiết dịch nhầy;
  • Mắt bị cộm và khó chịu;
  • Giảm thị lực, làm mờ tầm nhìn;
  • Đỏ mắt, khô mắt.
Quặm mi là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? 2
Quặm mi có thể gây đỏ mắt

Phương pháp ngăn chặn quặm mi tự nhiên

Nếu các bạn đang lo lắng và không muốn gặp phải tình trạng quặm mi thì dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa quặm mi mà các bạn có thể tham khảo:

  • Chế độ ăn uống cân đối: Việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bao gồm các loại thức ăn giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E và khoáng chất như sắt hay kẽm có thể giúp mi dài, mềm và giảm nguy cơ bị quặm mi.
  • Giữ cân nặng ổn định: Duy trì cân nặng ổn định không chỉ giúp giảm áp lực lên cơ thể mà đồng thời còn giúp giảm nguy cơ gặp phải tình trạng quặm mi do nguyên nhân biến động cân nặng.
  • Chăm sóc mắt thường xuyên: Hãy thường xuyên massage mắt để vùng da mắt được đàn hồi, giảm nguy cơ chảy xệ gây quặm mi. Đồng thời các bạn cũng có thể dùng dầu dừa để chuốt mi mắt. Dầu dừa sẽ giúp mi mềm mại, dài hơn và mọc đúng hướng.
Quặm mi là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? 3
Chăm sóc mắt thường xuyên để giảm nguy cơ bị quặm mi

Những biện pháp tự nhiên vô cùng đơn giản này không chỉ hỗ trợ sức khỏe cơ thể còn giúp ngăn chặn nguy cơ bị quặm mi. Hãy kiên trì thực hiện để thấy được những kết quả tốt nhất. Đặc biệt, cần lưu ý, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về mắt, các bạn hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời cũng như áp dụng phương pháp xử lý phù hợp và an toàn nhất cho từng trường hợp cụ thể. Tuyệt đối không nên tự ý xử lý lông mi quặm tại nhà nếu chưa có kiến thức cũng như kinh nghiệm trong vấn đề này. Bởi nếu có sai sót trong quá trình xử lý, chúng ta có thể gây nhiễm trùng mắt hay những tổn thương nghiêm trọng khác cho mắt.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích về quặm mi, những nguyên nhân gây quặm mi và tác động của nó đối với sức khỏe của con người. Hãy chăm sóc cơ thể, đặc biệt là mắt và lông mi ngay từ hôm nay để phòng ngừa tình trạng quặm mi xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin