Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Quercetin là một hoạt chất đem lại những hiệu quả rất tốt cho cơ thể như hỗ trợ giảm viêm, làm dịu các biểu hiện dị ứng, giúp hạ huyết áp,... Hiểu rõ quercetin có trong thực phẩm nào sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc bổ sung hoạt chất này cho cơ thể. Cùng tìm hiểu ngay những thực phẩm chứa nhiều quercetin qua bài viết dưới đây.
Quercetin được biết đến là một phân nhóm trong nhóm flavonoid. Quercetin có trong thực phẩm nào, tác dụng cụ thể của quercetin và bổ sung quercetin như thế nào để đạt hiệu quả sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.
Quercetin là một phân nhóm của flavonoid, được coi là một sắc tố thực vật có nguồn gốc từ flavone. Đây là một flavonoid có đặc tính chống oxy hóa cho tế bào, từ đó mang lại nhiều lợi sức cho sức khỏe. Hoạt chất này được tìm thấy khá nhiều trong các loại trái cây, rau củ và các loại hạt khác nhau. Nếu bạn đang thắc mắc quercetin có trong thực phẩm nào, thì nguồn thực phẩm tốt để bổ sung quercetin cho cơ thể bao gồm:
Lượng quercetin có trong các loại thực phẩm này còn phụ thuộc vào điều kiện của khu vực trồng trọt. Nên để bổ sung đủ lượng quercetin cho cơ thể bạn cần tìm hiểu rõ nguồn gốc của thực phẩm để ước lượng được hàm lượng quercetin có trong đó.
Ngoài những tác dụng cơ bản như tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh cúm hay là quercetin thực phẩm tốt cho người bị dị ứng thì dưới đây là các lợi ích khác khi bạn bổ sung quercetin:
Một số nhà khoa học đã cho ra nghiên cứu chứng minh quercetin có tác dụng kéo dài tuổi thọ của con người nhờ việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Quercetin giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể (LDL) và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể (HDL). Giúp loại bỏ các mảng bám, mảng xơ vữa trong mạch máu, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
Quercetin không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch mà đối với các bệnh mạn tính như tiểu đường và tăng huyết áp, quercetin cũng giúp cải thiện phần nào tình trạng bệnh.
Tình trạng bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi đang rất cần sự quan tâm đặc biệt. Đã có nghiên cứu về tác dụng cải thiện bệnh Alzheimer của quercetin. Sau 3 tháng sử dụng, các loại chuột mắc Alzheimer đã được cải thiện tình trạng một cách đáng kể, thông qua các bài kiểm tra tốt hơn trước rất nhiều. Quercetin có đặc tính chống oxy hóa, từ đó giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, giảm nguy cơ mắc tình trạng rối loạn não mãn tính do thoái hóa.
Quercetin có những tiềm năng khác đối với sức khỏe có thể khai thác được như:
Có thể bổ sung quercetin bằng nhiều cách khác nhau, nhưng các hiệu quả nhất và an toàn nhất là bổ sung quercetin từ các thực phẩm tươi như trái cây, rau, củ quả. Nhưng cần lưu ý, quercetin khá khó hấp thu toàn bộ vào cơ thể, có thể sử dụng cùng vitamin C để tăng sự hấp thu.
Liều lượng thông thường bổ sung quercetin là từ 500mg đến 1000mg mỗi ngày. Khi bạn dùng hơn 1000mg thì có thể gây ra các triệu chứng của cơ thể như xuất hiện dấu hiệu bệnh đau dạ dày, đau đầu, cảm giác ngứa ran,... Trước khi bổ sung quercetin cho các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, trẻ em,... Nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
Nên bổ sung quercetin có trong thực phẩm nào thì câu trả lời chính xác và tốt nhất chính là nên bổ sung quercetin trong các loại trái cây, rau, củ quả tươi. Hạn chế bổ sung các sản phẩm hóa dược chứa quercetin chưa có nghiên cứu chính thức.