Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Quy trình chụp MRI và một số lưu ý cần biết

Ngày 29/11/2022
Kích thước chữ

Chụp MRI là phương pháp kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rõ nét và được ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, quy trình chụp MRI như thế nào thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu nhé!

Quy trình chụp MRI như thế nào là vấn đề mà rất nhiều những bệnh nhân chuẩn bị tiến hành chụp MRI thắc mắc. Không chỉ giúp chẩn đoán hình ảnh an toàn, rõ nét mà phương pháp này còn giúp bác sĩ dễ dàng chuẩn đoán bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp đối với từng bệnh nhân.

Quy trình chụp MRI diễn ra như thế nào?

Có rất nhiều người thắc mắc quy trình chụp MRI sẽ diễn ra như thế nào? Diễn ra trong bao nhiêu phút, điều hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ hiện đại của máy móc thiết bị. Thông thường, quy trình chụp MRI có thể diễn ra từ 20 – 90 phút. Người bệnh cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước, trong và sau khi chụp để đảm bảo có được kết quả chính xác và không gặp vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe.

Quy trình chụp MRI và một số lưu ý cần biết 1 Bạn cần tháo đồng hồ và các kim loại có trên người khi chụp MRI

Trước khi chụp MRI

Khi bạn được chỉ định phải đi chụp MRI, hay thông báo ngay cho bác sĩ biết nếu bạn gặp phải 1 trong số những vấn đề sau:

  • Bạn vừa mới trải qua phẫu thuật.
  • Bạn đang có thai hoặc có khả năng sẽ mang thai.
  • Bạn dị ứng với thuốc hay thực phẩm.
  • Bạn đang gặp phải một số bệnh lý như: Bệnh gan, hen suyễn hay bệnh thận.

Trước khi tiến hành chụp MRI, bạn nên ăn uống bình thường, sử dụng thuốc trị bệnh bình thường nếu bệnh đó không nằm trong danh sách những bệnh chống chỉ định của bác sĩ. Khi vào phòng chụp, bệnh nhân sẽ được thay trang phục và loại bỏ những thứ có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh của buổi chụp như: Răng giả, tóc giả, áo lót có gọng kim loại, trang sức, kẹp tóc, kính mắt và một số thiết bị điện tử mang theo bên người: Điện thoại, đồng hồ…

Trong quá trình chụp

Sau khi ổn định, bạn sẽ được tiêm thuốc cản quang vào đường tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bắp tay. Đây là thuốc có tác dụng giúp bác sĩ có thể nhìn rõ hơn về cấu trúc trong cơ thể. Thông thường thuốc cản quang được sử dụng là Gadobenic.

Quy trình chụp MRI và một số lưu ý cần biết 2 Tuân thủ quy trình chụp MRI theo chỉ định bác sĩ

Tiếp đó, bạn sẽ được nằm trong lồng máy chụp MRI để tiến hành chụp. Trong quá trình chụp, sẽ có dây đai bảo vệ để giữ bạn nằm yên trong máy.

Khi bắt đầu chụp có thể bạn sẽ nghe được tiếng đập hay gõ mạnh khá ồn. Đây là do máy chụp MRI tạo ra năng lượng để chụp ảnh. Trong trường hợp quá ồn, bạn có thể nhờ bác sĩ cung cấp nút tai để chống ồn.

Có thể bạn sẽ cảm thấy co giật nhẹ hoặc bị rung. Hiện tượng này là khi máy MRI đang kích thích lên hệ thống thần kinh của bạn. Đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường, chính vì vậy bạn không cần quá lo lắng.

Sau khi đã chụp xong

Sau khi hoàn tất việc chụp MRI, người bệnh có thể về nhà và sinh hoạt như bình thường. Chỉ có những trường hợp đặc biệt, bệnh nhân sẽ bị choáng váng và cần phải ở lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi thêm.

Các chuyên gia sẽ dựa trên kết quả chụp MRI để phân tích hình ảnh, kết quả cuối cùng sẽ được chuyển đến cho bác sĩ. Từ đó bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Một số lưu ý cần biết khi chụp MRI

Quy trình chụp MRI và một số lưu ý cần biết 3 Chia sẻ cho bác sĩ tiền sử bệnh tật của mình

Để an toàn nhất khi chụp MRI bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Mặc dù chưa có một tác hại nào về việc nhiễm từ trường khi chụp MRI. Nhưng những từ tường của máy chụp mri cũng có thể gây hại đến các thiết bị kim loại gắn bên trong cơ thể. Do vậy, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ nếu có gắn những thiết bị kim loại gắn trên người như: Đinh kim loại gắn trong xương, răng giả, máy trợ thính, máy tạo nhịp tim… Vì khi những vật dụng kim loại cần được loại bỏ khỏi cơ thể khi chụp.

 Đặc biệt, những vật dụng kim loại, trang sức, kẹp tóc, máy tính, điện thoại ra khỏi phòng trước khi vào chụp MRI. Để có được chất lượng tốt nhất, bệnh nhân nên nằm yên, không được cử động khi chụp

Với trường hợp tiêm thuốc cản quang trước khi tiêm, nhân viên y tế sẽ tiến hành thử dị ứng thuốc, bệnh nhân cần báo ngay cho nhân viên y tế nếu có tiền sử mắc bệnh thận, sau đó nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh ký giấy cam kết.

Thuốc cản quang mặc dù không gây ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh, nhưng những thuốc này có thể sẽ gây ra một số dị ứng như: Buồn nôn, tê bì tay chân, mẩn ngứa, chóng mặt, nhức đầu.

Bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi chụp MRI bởi bác sĩ sẽ là người quyết định bệnh nhân có cần phải đi chụp mri hay không, không nên quá lạm dụng thực hiện phương pháp này và chỉ chụp mri khi thật sự cần thiết. Dù là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay, nhưng bệnh nhân cũng nên cân nhắc theo chỉ định của bác sĩ bởi chi phí thực hiện chụp mri là không hề rẻ.

Vừa rồi là những thông tin hữu ích về quy trình chụp MRI và một số lưu ý để quá trình chụp MRI nhanh chóng và chuẩn xác nhất. Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Lại Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:MriChụp mri