Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Quy trình khám sàng lọc covid trước khi bắt đầu tiêm chủng

Ngày 23/07/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dưới đây là tất tần tật những vấn đề liên quan đến quy trình khám sàng lọc covid trước khi bắt đầu tiêm chủng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho mỗi đối tượng đến tiêm chủng để đảm bảo chỉ định đúng đối tượng và an toàn tiêm chủng. Nhân viên y tế thực hiện khám sàng lọc phải có trình độ từ Y sĩ trở lên và đã được tập huấn chuyên môn về triển khai vắc xin phòng COVID-19. Cùng tìm hiểu về quy trình khám sàng lọc covid trước khi bắt đầu tiêm chủng trong bài viết dưới đây nhé!

Quy trình khám sàng lọc covid trước khi bắt đầu tiêm chủng là gì?

Điều đầu tiên cần làm trong quy trình khám sàng lọc covid trước khi bắt đầu tiêm chủng là chuẩn bị trang thiết bị bao gồm nhiệt kế, ống nghe, máy đo huyết áp, máy đo SpO2 (nếu có), phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Các bước thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng và điền vào phiếu. Sử dụng phiếu khám sàng lọc cho mỗi đối tượng/mỗi lần tiêm chủng.

quy-trinh-kham-sang-loc-covid-truoc-khi-bat-dau-tiem-chung-2

Quy trình khám sàng lọc covid trước khi bắt đầu tiêm chủng

1. Xác nhận thông tin của người được tiêm chủng

Thông tin cần xác nhận bao gồm có tên, tuổi địa chỉ đối tượng tiêm chủng trong danh sách đối tượng.

2. Hỏi tiền sử và các thông tin có liên quan

  • Hỏi tình hình sức khoẻ hiện tại. 
  • Lưu ý đang sử dụng thuốc, kháng sinh, thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV(ARV).
  • Hỏi tiền sử bệnh tật,bệnh nền, tiền sử suy giảm miễn dịch, ung thư, đang dùng thuốc corticoid, ức chế miễn dịch. 
  • Tiền sử dị ứng/phản vệ với bất kỳ căn nguyên nào.Hỏi các phản ứng sau tiêm ở liều tiêm chủng trước (nếu tiêm liều thứ 2).
  • Hỏi về tiền sử tiêm chủng vắcxin khác gần đây trong vòng 14 ngày? Hỏi tiền sử mắc COVID trong vòng 6 tháng qua?
  • Nếu người đã mắc COVID-19 hỏi tiền sử được điều trị bằng huyết tương của người đã điều trị khỏi COVID-19? 
  • Tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông. 
  • Đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

3. Đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại

Trong quy trình khám sàng lọc covid thì việc đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại vô cùng quan trọng, bao gồm có: 

  • Đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch cho tất cả các đối tượng đến tiêm.
  • Đếm nhịp thở và đo SpO2 ở những người có bệnh nền hô hấp và khám thực thể từng trường hợp cho phù hợp.

4. Kết luận

a) Chỉ định tiêm vắc xin: Khi đủ điều kiện sức khỏe, không có điểm bất thường cần hoãn tiêm hoặc chống chỉ định

  • Mũi 1: Tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên.
  • Mũi 2: từ 4 tuần trở lên sau mũi 1.

b) Chống chỉ định tiêm chủng với các trường hợp

Có tiền sử phản ứng nặng hoặc phản vệ độ 2 trở lên sau lần tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trước đó sẽ không tiêm liều thứ 2.
Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào có trong thành phần của vắc xin.

c) Tạm hoãn tiêm chủng

  • Đang mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng hay mãn tính tiến triển.
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. 
  • Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù. 
  • Trong  vòng  14  ngày  trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
  • Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
  • Trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19.
  • Tiền sử tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngàytrước.
  • Người trên 65 tuổi. 
  • Người giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu

d) Các đối tượng cần được khám sàng lọc và tiêm chủng trong bệnh viện

  • Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác. 
  • Người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định. 
  • Người mất tri giác, mất năng lực hành vi. 
  • Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút ; Huyết áp: Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg ; Huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg ; Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có)

Tư vấn trước tiêm chủng

Nhân viên y tế thực hiện tư vấn cho đối tượng tiêm chủng đọc thông tin và ký Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Các nội dung cần tư vấn:

Thông báo về loại vắc xin phòng COVID-19 được tiêm chủng lần này. Tiếp theo là sẽ thông báo về những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm vắc xin bao gồm:

  • Phản ứng thông thường rất phổ biến (≥10% ): Đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp,  nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt (sốt nhẹ -rất thường gặp và sốt  ≥ 38C-thường gặp), ớn lạnh.
  • Một số phản ứng thông thường khác (từ 1% đến 10%): sưng và đỏ tại vị trí tiêm.
  • Cũng như khi sử dụng thuốc và các vắc xin khác, các trường hợp tai biến nặng như dị ứng, sốc phản vệ cũng có thể gặp, các trường hợp này cần được phát hiện sớm và xử trí tại cơ cở y tế. 

Sau đó, sẽ hướng dẫn cách theo dõi sau khi tiêm chủng:

  • Ở lại 30 phút tại điểm tiêm chủng để được cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
  • Tiếp tục theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng tại nhà sau tiêm chủng.
  • Không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.
  • Theo dõi thân nhiệt: nếu sốt cần cặp nhiệt độ,sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi đáp ứng với thuốc hạ sốt.
  • Nếu phát hiện bất thường gì về sức khỏe thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để được tư vấn và kịp thời xử trí.

Đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nghiêm trọng: 

  • Miệng (ngứa, sưng môi và/hoặc lưỡi)
  • Da (phát ban, sưng, tím tái)
  • Tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, cảm giác co thắt đường ruột) 
  • Họng (ngứa, căng cứng, tắc nghẹn, khản đặc)
  • Hô hấp (thở dốc, ho, thở khò khè, khó thở, cảm giác nghẹt thở)
  • Tim mạch (mạch yếu, chóng mặt, choáng, cảm giác muốn ngã), chân tay co quắp

quy-trinh-kham-sang-loc-covid-truoc-khi-bat-dau-tiem-chung-1

Tư vấn trước tiêm chủng

Hướng  dẫn các đối tượng  tiêm  chủng  sau  khi  tiêm  vắc  xin  vẫn  phải  thực  hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy chuẩn thông điệp 5K. Đồng thời, nhắc những người tiêm chủng giữ phiếu xác nhận đã tiêm chủng, tải phần mềm Sổ Sức khỏe điện tử và đăng ký tài khoản trên ứng  dụng để theo dõi lịch sử tiêm chủng vắc xin COVID-19 và chủ động khai báo về sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

Trên đây là tổng hợp tất tần tật các quy trình khám sàng lọc covid trước khi bắt đầu tiêm chủng. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Thủy Phan

(Nguồn Tham Khảo: Benhvienquany105.vn)

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm