Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài bụng, mông, đùi, tình trạng rạn da còn xuất hiện ở vùng bắp chân. Bạn có biết rạn da chân màu đỏ xảy ra do nguyên nhân nào và khắc phục ra sao không?
Rạn da chân xuất hiện khi lớp da ở bắp chân bị kéo giãn đột ngột trong thời gian dài. Các mô liên kết dưới da bị đứt gãy dẫn đến hình thành vết rạn. Ban đầu, chúng xuất hiện với màu đỏ, đôi khi kèm cảm giác ngứa hoặc châm chích. Dù không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng chúng có thể làm bạn thiếu tự tin. Bạn đã biết bị rạn da chân màu đỏ phải xử trí thế nào chưa?
Rạn da chân cũng giống như rạn da ở bất kỳ vùng nào khác trên cơ thể, chúng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân như:
Dậy thì: Thanh thiếu niên đến độ tuổi dậy thì, cơ thể phát triển vượt trội cả về cân nặng và chiều cao. Trong khi đó các tế bào da phát triển không kịp và bị kéo giãn đột ngột nên cấu trúc da bị đứt gãy và dẫn đến rạn da tuổi dậy thì.
Tăng cân quá nhanh: Trong nhiều trường hợp, dù không trong độ tuổi dậy thì nhưng cân nặng của chúng ta gia tăng quá nhanh. Điều này cũng dẫn đến việc da bị kéo căng quá mức và hình thành vết rạn ở bắp chân.
Di truyền: Không ít trường hợp, rạn da chân xuất hiện do di truyền. Nếu ai đó có bố mẹ bị rạn da, nguy cơ họ bị rạn da sẽ cao hơn những người khác. Đặc biệt, nếu ai đó đã bị rạn da ở những vùng phổ biến như mông, bụng, đùi, nguy cơ bị rạn da chân màu đỏ cũng sẽ cao hơn.
Dùng thuốc chứa corticoid: Một số những buộc phải dùng thuốc chứa corticoid để điều trị bệnh mãn tính trong thời gian dài. Thành phần này cũng có thể là “thủ phạm” phá vỡ cấu trúc da, gây nên tình trạng rạn nứt da rất mất thẩm mỹ.
Phụ nữ mang thai và sau sinh: Rạn da ở bắp chân cũng thường gặp ở những phụ nữ trong và sau thai kỳ. Đây là thời điểm cân nặng tăng nhanh, hormone thay đổi khiến da khô và kém đàn hồi. Tình trạng rạn da thường gặp ở 80% mẹ bầu và mẹ sau sinh. Rất nhiều phụ nữ trong số đó bị rạn da chân.
Hội chứng Marfan và Cushing’s: Một nguyên nhân hiếm gặp dẫn đến những vết rạn da chân xấu xí là người mắc hội chứng Marfan và Cushing’s. Đây là hội chứng khiến da bị suy yếu và rạn nứt ngay cả khi người bệnh không tăng cân cũng chẳng tăng cơ.
Tập gym: Một số người tập gym khi luyện tập cường độ cao khiến da bị kéo giãn quá mức hoặc khi tăng cơ đột ngột. Khi đó các vết rạn cũng có thể xuất hiện ở vùng đùi, bắp tay hoặc bắp chân.
Rạn da chân màu đỏ thường đi kèm một số triệu chứng giúp “khổ chủ” phát hiện sớm. Khi vết rạn da mới hình thành là lúc da đang bị kéo căng. Lúc này, ở một số người có thể xuất hiện tình trạng châm chích, nóng hoặc ngứa. Tuy nhiên, cảm giác này ở mức độ khá nhẹ.
Quan sát bằng mắt thường ta sẽ thấy vùng da bị rạn có màu khác lạ. Tùy cơ địa mỗi người mà màu sắc có thể khác nhau. Nhưng đa số các trường hợp là màu đỏ hồng hoặc tím nhạt. Như vậy, vết rạn màu đỏ ở chân là những vết rạn mới xuất hiện, khi các mạch máu dưới da còn lớn và còn nhiều.
Theo thời gian, các mạch máu này co nhỏ lại. Vết rạn sẽ dần chuyển sang màu thâm nâu rồi màu trắng bạc. Ở những vết rạn lớn có thể xuất hiện tình trạng da bị lõm lại hoặc chùng nhão. Tin buồn là da của bạn bị rạn, nhưng tin vui là vết rạn màu đỏ thường đáp ứng tốt nhất với các biện pháp phục hồi. Vậy chữa vết rạn da màu đỏ ở chân thế nào?
Nếu đang tìm kiếm một cách trị rạn vừa lành tính, vừa kinh tế, bạn nên sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Một vài nguyên liệu được ứng dụng nhiều nhất trong trị rạn như:
Kem trị rạn da hoặc kem đa năng vừa dưỡng da vừa trị rạn cũng là lựa chọn của nhiều người. Các sản phẩm này hầu hết chứa các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên nên khá an toàn cho da. Trên thị trường có vô vàn sản phẩm chuyên dùng để trị rạn với nguồn gốc, thương hiệu và thành phần khác nhau. Một số sản phẩm được review tốt bởi người dùng như: Palmer’s, Bio Oil, Pigeon, Happy Event, Vichy,...
Khi mua kem chữa rạn da chân màu đỏ, bạn nên chọn sản phẩm không có thành phần là corticoid hoặc các chất gây hại cho da. Nếu bị rạn da kèm theo các vấn đề da liễu khác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.
Cách trị rạn bằng thủ thuật thẩm mỹ thường không phù hợp với số đông vì chi phí khá cao. Một số thủ thuật được ứng dụng rộng rãi trong trị rạn như:
Thực tế, những biện pháp trị rạn bằng công nghệ vẫn gây đau đớn và không dành cho tất cả mọi người. Nếu không chọn được cơ sở thẩm mỹ uy tín, rủi ro vẫn có thể xảy ra.
Muốn việc trị rạn da chân màu đỏ đạt hiệu quả cao, dù áp dụng bất kỳ biện pháp trị rạn nào bạn cũng nên lưu ý:
Rạn da chân tuy không thường gặp như rạn da bụng, rạn da mông, rạn da đùi nhưng vẫn gây mất thẩm mỹ. Nhất là với phái nữ, rạn da chân màu đỏ khiến họ thiếu tự tin, mất cơ hội diện những bộ đầm đẹp. Hãy áp dụng những cách trên để trị rạn càng sớm càng tốt bạn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.