Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Rận mu có sống trên tóc không?

Ngày 15/10/2022
Kích thước chữ

Rận mu là loại bệnh có tốc độ lây truyền nhanh chóng, qua nhiều con đường khác nhau. Loại khuẩn này ký sinh chủ yếu ở vùng lông mu của con người. Ngoài ra, rận mu có sống trên tóc không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Rận mu có sống trên tóc không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Rận mu là loài ký sinh gây bệnh ở người. Môi trường lý tưởng để rận sinh sôi và phát triển chính là vùng lông mu. Ngoài ra, chúng còn có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác trên cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu rõ về vấn đề này trong bài viết sau.

Những thông tin cần biết về bệnh rận mu

Rận mu (hay còn gọi là rận lông mu, rận bẹn) thuộc nhóm côn trùng hút máu không có cánh. Loại côn trùng này sinh sống và phát triển chủ yếu ở vùng lông mu của con người.

Rận mu lây truyền từ sang người qua nhiều con đường khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là qua tiếp xúc thân mật và quan hệ tình dục. Ngoài ra, nếu sử dụng chung đồ lót, khăn tắm hay chăn mền, khăn trải giường với người bị bệnh thì bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh.

Rận mu có sống trên tóc không 1 Rận mu có thể sống ở lông, tóc của con người

Rận mu khi trưởng thành sẽ đẻ trứng ở phần chân lông hoặc chân tóc, sát với da. Sau khoảng 7 - 10 ngày, trứng nở thành nhộng rồi bắt đầu hút máu. Thông thường, rận có thể sinh sống mà không cần nguồn thức ăn từ 1 - 2 ngày. Loại khuẩn này thường không rơi ra vùng da chúng ký sinh và cũng không có khả năng nhảy từ người này sang người khác như con bọ chét.

Rận mu có sống trên tóc không?

Thông thường, môi trường ký sinh và phát triển thuận lợi của rận mu là những vùng nhạy cảm, ẩm ướt trên cơ thể như lông mu. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này cũng có thể xuất hiện ở những vùng lông khác, bao gồm cả tóc, râu, lông mày, lông mi, lông ngực, lông nách, lông hậu môn và thậm chí là lông tay chân.

Rận mu lây từ người này sang người khác chủ yếu qua đường quan hệ tình dục, phổ biến nhất là những người trong độ tuổi trưởng thành. Đôi khi, người bệnh bị lây nhiễm rận mu khi sử dụng chung quần áo, đồ lót, khăn tắm hoặc khăn trải giường… với người bệnh. Ở một số trường hợp hiếm gặp, rận mu cũng có thể xuất hiện ở những người có thói quen mang áo quần ẩm ướt, vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh rận mu

Tương tự như các loại côn trùng ký sinh khác, nước bọt của rận mu có khả năng khiến cho máu của vật chủ không đông đồng thời gây ra triệu chứng ngứa ngáy với mức độ từ nhẹ đến dữ dội. Người bệnh khi gãi ngứa sẽ tạo ra những vết trầy ở trên da, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng. Nếu rận mu ký sinh ở lông mi, người bệnh có nguy cơ cao bị viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh rận mu có thể kể đến như:

Rận mu có sống trên tóc không 2 Rận mua thường gây ra triệu chứng ngứa ngáy vùng kín
  • Phổ biến nhất của bệnh rận mu là tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và đau rát ở vùng kín. Cơn ngứa đặc biệt dữ dội về đêm khiến người bệnh khó chịu và không thể đi vào giấc ngủ.
  • Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng và sốt nhẹ.
  • Ở một số trường hợp, trên vùng da có rận mu ký sinh sẽ xuất hiện những chấm xanh - đây chính là vị trí mà rận hút máu.
  • Bác sĩ cũng có thể tìm thấy trứng của rận mu ở vùng lông hoặc vùng tóc của người bệnh.
  • Người bị rận mu cũng có khả năng cao mắc các bệnh lý xã hội lây truyền qua đường tình dục khác như bệnh lậu, bệnh giang mai và nguy hiểm nhất là HIV.

Các cách phòng bệnh rận mu nên biết

Rận mu là căn bệnh tương đối nguy hiểm, tuy chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh nhưng lại gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống. Do đó, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh rận mu bằng một số biện pháp như sau:

  • Quan hệ tình dục sử dụng các biện pháp an toàn, không quan hệ với nhiều người.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng các loại xà phòng diệt khuẩn. Đặc biệt là vùng kín mỗi người. Đối với nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt phải thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần để hạn chế vi khuẩn sinh sôi.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân như chăn mền, áo quần, đồ lót, khăn tắm, dao cạo râu… với người khác, đặc biệt là người bị rận mu. 
  • Giặt giũ, ngâm tẩy và “luộc” chăn mền thường xuyên, sau đó phơi khô dưới nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn có hại. 
Rận mu có sống trên tóc không 3 Vệ sinh sạch sẽ khăn, mền hỗ trợ loại bỏ rận mu
  • Trong trường hợp phát hiện bản thân bắt đầu có dấu hiệu của bệnh rận mu, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp trị rận mu tại nhà với sự hướng dẫn của bác sĩ. Còn đối với tình trạng bệnh nghiêm trọng, rận đã lây lan rộng thì cần tiến hành thăm khám và điều trị bằng phác đồ cụ thể.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp có câu trả lời về thắc mắc rận mu có sống trên tóc không. Có thể thấy, căn bệnh này gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống nên để bảo vệ bản thân, bạn cần chủ động phòng ngừa.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Rận muVùng kín