Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Răng bị ê buốt sau khi mài là vì sao? Cần lưu ý những gì?

Ngày 31/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mài răng là kỹ thuật hỗ trợ các phương pháp chỉnh nha như bọc răng sứ, niềng răng. Tuy nhiên, có những trường hợp răng bị ê buốt sau khi mài, gây cản trở trong sinh hoạt hằng ngày. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân mài răng có ê buốt và mẹo đảm bảo an toàn sau mài răng.

Nguyên nhân nào dẫn đến răng bị ê buốt sau khi mài? Do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan mà bạn gặp phải tình trạng này. Vậy làm thế nào để giảm ê buốt sau khi mài răng? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân và cách giảm ê buốt răng khi mài hiệu quả ngay tại nhà nhé!

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt sau khi mài

Theo các bác sĩ nha khoa, mài răng là một kỹ thuật nha khoa không phức tạp nhưng cần đảm bảo độ chính xác và tỉ mỉ. Vì quá trình thực hiện phải tác động trực tiếp vào men răng thật bên ngoài. Lớp men này bảo vệ tuỷ và ngà răng bên trong. Do đó nếu không cần thiết bác sĩ sẽ không chỉ định mài răng để bảo vệ tối đa cho răng của bạn. Với trường hợp bắt buộc mài răng thì bác sĩ sẽ tính toán tỉ lệ phù hợp và tối ưu nhất cho bệnh nhân để không xâm nhập quá nhiều vào men răng và cấu trúc của răng. Từ đó hạn chế được những vấn đề không mong muốn xảy ra.

Do răng quá nhạy cảm

Răng nhạy cảm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng ê buốt sau khi mài. Nếu bạn có men răng khá yếu, nhạy cảm thì khi mài răng dễ gây đau nhức hơn so với những người có răng chắc khỏe. Đặc biệt là tình trạng ê buốt càng tăng lên, khó chịu hơn khi bạn dùng đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh. Chẳng hạn như kem, nước đá, thức ăn quá cay. Vì vậy, nếu đã xuất hiện triệu chứng ê buốt này, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm đã nói ở trên.

Mài răng sai kỹ thuật

Đối với bất kỳ thủ thuật nha khoa thẩm mỹ nào trong đó có mài răng thì tay nghề của bác sĩ có vai trò quyết định trực tiếp đến kết quả điều trị cho khách hàng. Trường hợp bác sĩ mài cùi răng còn thiếu kinh nghiệm việc thực hiện sai thao tác, tính sai tỷ lệ mài cùi răng sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc răng, khiến cho răng ngày trở nên nhạy cảm, gây cản trở đến sinh hoạt của bạn, nghiêm trọng hơn là gây ra tình trạng viêm lợi, viêm tủy hoặc tổn thương răng về sau.

Ngoài ra các thiết bị lỗi thời khi dùng để mài răng sẽ làm tăng ma sát giữa mũi khoan và men răng. Dẫn đến mài răng bị sai lệch với tỷ lệ đã ước tính trước đó. Điều này tác động xấu đến răng, dẫn đến mài răng xong bị ê buốt, khó chịu.

răng bị ê buốt sau khi mài là do đâu Răng bị ê buốt sau khi mài có thể là do bọc răng sứ không dúng kỹ thuật

Cách giảm ê buốt sau khi mài răng tại nhà

Sử dụng trà xanh

Trong lá trà xanh có chứa các chất như Florua, Catechin, Axit Tannic và một số thành phần khác có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành lớp men cứng bảo vệ răng. Ngoài ra, axit tannic trong trà xanh còn có tác dụng làm giảm các vấn đề răng ê buốt sau khi bọc sứ. Lấy khoảng 5 - 6 lá chè xanh, rửa sạch với nước muối rồi nhai kỹ và ngậm trong miệng khoảng 5 phút. Sau đó súc miệng bằng nước sạch. Bạn có thể sử dụng cách này 2 - 3 lần/ ngày bất cứ khi nào xuất hiện cảm giác ê buốt. Đây là một trong các cách  chữa răng ê buốt tại nhà đơn giản với chi phí rẻ.

Ăn hạt óc chó

Quả óc chó là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và có công dụng làm giảm ê buốt sau khi bọc răng sứ. Trong quả óc chó có các thành phần như canxi, axit linoleic và phốt pho,… có tác dụng kích thích các dây thần kinh của răng nên làm giảm vấn đề sau khi bọc răng sứ bị ê buốt. Làm sạch răng trước khi sử dụng phương pháp này. Nhai kỹ 20 gam quả óc chó trong 3 - 5 phút, nhai ở nhiều vị trí khác nhau trong khoang miệng, rồi nuốt. Bạn cần thực hiện phương pháp này ít nhất 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ăn hạt óc chó giúp giảm tình trạng răng bị ê buốt sau khi mài hiệu quả Óc chó với các thành phần giàu dinh dưỡng như canxi, axit linoleic và phốt pho,.. bảo vệ răng chắc khoẻ

Chăm sóc răng đúng cách

Tạo thói quen đánh răng ít nhất hai lần một ngày, kết hợp với các vật dụng vệ sinh khác như chỉ nha khoa, nước súc miệng để đảm bảo răng của bạn luôn được sạch sẽ.

Bỏ thói quen xấu

Để răng đẹp và khỏe mạnh, bạn phải từ bỏ những thói quen gây hại cho răng miệng như nghiến răng, cắn móng tay, hút thuốc lá, đồ uống có cồn,… Bọc răng sứ không nên ăn thức ăn quá cứng, quá dai, quá nóng hoặc quá lạnh để không làm hỏng mão răng sứ. Bên cạnh đó tuân thủ lịch khám định kỳ để có thể kiểm tra tình trạng răng miệng sau khi bọc răng sứ được an toàn.

Tạo thói quen khám răng định kỳ

Bạn nên tạo thói quen đi khám nha khoa khoảng 6 tháng một lần để lấy cao răng nhằm giữ cho răng khỏe mạnh. Thay bàn chải 3 - 4 tháng một lần để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phá hoại răng miệng. 

Những lưu ý trước khi mài răng

  • Bạn chỉ nên mài răng khi cần thiết. Không nên tự ý mài răng mà cần được bác sĩ có chuyên môn kiểm tra và tư vấn.
  • Bạn nên tìm hiểu kỹ các phòng khám nha khoa trước khi làm răng thẩm mỹ. Hầu hết những nơi uy tín đều được trang bị máy móc, thiết bị y tế hiện đại đồng thời có bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp mài răng cho bạn. Có như vậy bạn mới tránh được biến chứng nghiến răng bị ê buốt.
  • Răng sau khi mài thực chất đã ảnh hưởng đến lớp men răng thật. Vì vậy hiện tại răng của bạn sẽ yếu hơn bình thường một chút. Do đó bạn nên ăn uống hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tránh ăn các loại thực phẩm gây kích ứng răng của bạn. Ngoài ra nên bổ sung canxi trong thực đơn ăn uống hằng ngày để răng chắc khỏe và ngăn ngừa các bệnh răng miệng khác. 
Cách giảm ê buốt sau khi mài răng Khám răng định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ và phát hiện sớm được những vấn đề răng miệng

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân răng bị ê buốt sau khi mài cũng như biện pháp giảm ê buốt tại nhà. Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn về tình trạng này để bảo vệ răng luôn chắc khỏe.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm