Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người áp dụng hiện nay. Đau nhức thường xuất hiện sau khi bọc răng sứ nhưng không kéo dài và chỉ ở một mức độ nhẹ là điều hoàn toàn bình thường. Vậy tại sao răng ê buốt sau khi bọc sứ, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này!
Răng ê buốt sau khi bọc sứ khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu và lo lắng không biết răng của mình có bị ảnh hưởng gì không. Vậy nguyên nhân răng bọc sứ bị đau là do đâu? Cách xử lý hiện tượng ê buốt răng này như thế nào?
Để răng sứ được bền lâu hơn, nha sĩ phải mài bớt lớp men bên ngoài theo đúng tỷ lệ sau đó đặt một lớp mão sứ lên cùi răng thật. Điều quan trọng là phải đảm bảo tỷ lệ mài răng không quá 2mm, nếu khống sẽ làm ảnh hưởng cấu trúc và tủy răng. Sau khi bọc răng sứ răng bị ê buốt, đau nhức trong 1- 2 tuần đầu và điều này rất bình thường. Thông thường, bạn không phải lo lắng về tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ vì đó có thể do một số nguyên nhân phổ biến sau:
Răng ê buốt sau khi bọc sứ là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nếu bạn thấy quá khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày thì có thể áp dụng các cách kiểm soát đau nhức tại nhà dưới đây:
Răng ê buốt sau khi bọc sứ kéo dài thì bạn cần đến nha khoa sớm. Tại đây bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu ê buốt là do khớp cắn lệch lạc, răng sứ bị lệch, bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ và lắp lại. Nếu cơ địa bạn bị dị ứng với kim loại hoặc chất liệu răng sứ không phù hợp, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp bọc răng sứ mới với chất liệu 100% sứ. Do có cấu tạo nguyên chất nên răng sẽ rất an toàn trên nướu và khoang miệng nên không gây ê buốt răng.
Trên đây là những thông tin về vấn đề răng ê buốt sau khi bọc sứ mà bạn đọc có thể dễ dàng nắm bắt và có thêm kiến thức. Bạn nên nắm rõ các dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị để có phương hướng chăm sóc phù hợp khi răng gặp phải tình trạng này.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.