Răng hutchinson là gì? Cách phòng bệnh răng hutchinson cho trẻ
Ngày 15/03/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Răng hutchinson là một dạng bệnh mà trẻ sơ sinh hay mắc phải bởi di truyền vi khuẩn từ người mẹ trong quá trình mang thai. Vậy cụ thể căn bệnh này có nguy hiểm không và nguyên nhân gây bệnh thế nào? Bài viết sẽ thông tin đến bạn.
Trẻ sơ sinh thường có sức khoẻ chưa ổn định bởi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Ngoài các bệnh lý dễ mắc phải do yếu tố môi trường bên ngoài tác động, có một số trẻ đã mắc bệnh từ giai đoạn bào thai do người mẹ nhiễm bệnh. Răng hutchinson chính là bệnh lý mà trẻ có thể mắc từ khi sinh ra. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không?
Răng hutchinson là răng gì?
Hutchinson theo thuật ngữ y khoa là một dạng dị tật răng. Đặc trưng của bệnh lý này là hình thành các rãnh hoặc rãnh trên bề mặt cắn của răng cửa trên. Thực tế trẻ mắc bệnh lý hutchinson là do người mẹ đã bị bệnh giang mai bẩm sinh. Thực tế hiện nay với sự phát triển của y học thì đây là căn bệnh khá hiếm gặp. Tại sao? Bởi trong quá trình sàng lọc và điều trị tiền sản khoa thì bác sĩ có thể nhận diện và điều trị bệnh giang mai cho phụ nữ trước khi quyết định có em bé.
Trẻ mắc bệnh răng hutchinson do vi khuẩn treponema pallidum gây ra, khả năng cao lây nhiễm từ người mẹ và vi khuẩn xâm nhập qua dây rốn. Tác động của bệnh giang mai lên răng và xương ở cơ thể đang phát triển khá nghiêm trọng. Vi khuẩn có thể gây hại cho các mầm răng đang phát triển dẫn đến răng mọc lên dị dạng. Răng cũng có kích thước nhỏ hơn so với bình thường, bị đổi màu thành màu vàng hoặc màu nâu.
Cách tốt nhất để không xảy ra tình trạng đáng tiếc cho bé khi vừa sinh ra là người mẹ hãy chủ động sàng lọc, chữa bệnh giang mai trước thai kỳ. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh giang mai còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như tổn thương não, mù loà, điếc, thậm chí gây tử vong.
Bệnh răng hutchinson nguy hiểm ra sao?
Nếu chẳng may trẻ sinh ra và đã mang bệnh hutchinson thì sao? Trước hết cần đưa bé xét nghiệm để nắm bắt được tình trạng bệnh. Trẻ sơ sinh nếu có những dấu hiệu lây nhiễm giang mai từ mẹ có thể có vấn đề ở tai trong, viêm giác mạc, răng dị dạng khi vừa mọc lên. Lúc này phải đưa bé đến thăm khám bác sĩ, đặc biệt nên can thiệp trước lúc bé 6 tuổi bởi đây là thời điểm răng vĩnh viễn bắt đầu mọc.
Đặc điểm điển hình của răng hutchinson là răng rất nhỏ, hình nón với vùng lõm cạnh cắn. Ngoài ra dù bé còn nhỏ nhưng men răng mỏng và xỉn màu, răng có xu hướng mọc thưa. Khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm máu hay xét nghiệm dịch não tủy để kiểm tra có mắc bệnh giang mai hay không. Sau đó khả năng bác sĩ sẽ tiêm cho một mũi kháng sinh penicillin. Đồng thời các phương pháp khắc phục răng sẽ được tiến hành như:
Bọc răng sứ: Bác sĩ sẽ đặt mão răng lên từng răng thật để đảm bảo răng có hình dạng và kích thước như bình thường.
Làm cầu răng: Phương pháp này có thể khắc phục được vấn đề khớp cắn và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Trồng răng implant: Một trụ được chế tạo bằng titan lắp vào xương hàm, sau đó được đặt mão răng sứ hoặc cầu răng lên trên. Tuy nhiên giải pháp này phải đợi hàm răng thật sự hoàn thiện mới can thiệp được.
Ngoài ra không bao giờ là thừa khi khuyến khích trẻ chăm sóc răng miệng. Xây dựng thói quen đánh răng ngày 2 lần cho bé, dùng kem đánh răng có flour, hạn chế ăn thức ăn nhiều đường và thăm khám nha khoa thường xuyên.
Phòng bệnh răng hutchinson như thế nào?
Như đã đề cập, hutchinson chính là bệnh trẻ bị lây nhiễm từ mẹ do mẹ mắc bệnh giang mai. Mặc dù phát hiện sớm và điều trị giang mai lẫn phục hồi răng ở trẻ nhưng tất cả đều là giải pháp can thiệp, không thể khôi phục răng như trẻ bình thường. Vậy cách tốt nhất để bé không mắc bệnh là gì? Người mẹ phải có kế hoạch sinh nở thật khoa học, đảm bảo không mắc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào trước khi mang thai.
Những phụ nữ muốn sinh con, tốt nhất hãy thăm khám sức khỏe tổng quát để kịp phát hiện bản thân có đang mắc giang mai hay không. Đặc biệt những ai có nhiều bạn tình, có mắc một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khác thì nhất định phải đi khám bác sĩ. Trường hợp đã lỡ mang thai, bạn cần đến cơ sở khám và chữa bệnh phụ khoa sớm nhất để được sàng lọc, chẩn đoán. Bác sĩ có thể điều trị bệnh giang mai trước tuần 16 của thai kỳ. Sau tuần 18, dù bệnh có thể được điều trị khỏi nhưng trẻ đối diện với nguy cơ bị điếc, gặp vấn đề về mắt, xương khớp.
Có một lời khuyên từ các chuyên gia mà bất kỳ đối tượng nào cũng nên chú ý, dù là nam hay nữ, đó là cần đảm bảo sức khỏe thật tốt trước khi có kế hoạch sinh con. Một số thói quen tốt nên được ứng dụng trong đời sống như:
Quan hệ tình dục an toàn, đảm bảo bản thân và bạn tình đều không mắc bệnh lây qua đường tình dục.
Thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân để kịp phát hiện những bệnh lý, gen đột biến.
Người phụ nữ nên tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo để đảm bảo mang thai không mắc bệnh nguy hiểm.
Trong quá trình mang thai, tích cực thăm khám theo lịch của bác sĩ.
Duy trì chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Hạn chế sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng mà không có chỉ định từ bác sĩ.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh răng hutchinson. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về bệnh cũng như có cho bản thân sự chuẩn bị tốt nhất trước kế hoạch sinh con.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.