Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Retinol có dùng cho phụ nữ cho con bú được hay không? Tác hại mà mẹ bầu nên biết

Ngày 08/03/2022
Kích thước chữ

Retinol có dùng cho phụ nữ cho con bú được hay không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều các mẹ bỉm sữa quan tâm . Không biết khi cho bé bú mà sử dụng retinol có ảnh hưởng đến sữa hay không? Vậy thì mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin chia sẻ sau.

 Retinol là một trong những dạng của vitamin A. Ngày nay retinol được rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng trong việc chống lão hóa da và điều trị mụn. Vì retinol giúp làm tăng quá trình tái tạo các tế bào da rất hiệu quả. Nhưng retinol được khuyến cáo là không nên dùng ở phụ nữ có thai và cho con bú. Vậy thì tại sao lại không được sử dụng khi cho con bú? Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây.

Retinol có dùng cho phụ nữ cho con bú?

Retinol có dùng cho phụ cho con bú 1 Khi cho con bú tuyệt đối không nên dùng retinol

Retinol được sử dụng để chống lão hóa và điều trị mụn cho các chị em phụ nữ. Vì retinol vô cùng hiệu quả trong việc cải thiện các nếp nhăn. Retinol sẽ thẩm thấu vào da và giúp da tái tạo các tế bào, ngăn chặn sự suy giảm collagen. Vì thế sẽ giúp việc ngăn ngừa lão hóa da được hiệu quả nhất. Nhưng retinol được các chuyên gia khuyến cáo là không nên sử dụng ở mẹ bầu và phụ nữ cho con bú. Các viên uống chứa retinol cũng được các chuyên gia khuyến cáo là không nên dùng. Dù lượng retinol thẩm thấu vào da là rất ít tuy nhiên theo các khuyến cáo của bác sĩ thì không nên sử dụng retinol hay retinoids khi đang mang thai và cho con bú.

Những sản phẩm có thể thay thế retinol trong giai đoạn cho con bú

Retinol có lợi hay có hại đối với phụ nữ cho con bú? 2 Axit azelaic có thể dùng để thay thế retinol trong giai đoạn cho con bú 

 

Axit azelaic

Axit azelaic hay còn gọi lại azelex là một dạng kem bôi có tác dụng điều trị mụn. Có khả năng thẩm thấu thấp và khả năng chuyển vào sữa mẹ cũng ở mức độ thấp. Theo nghiên cứu thì trong các thực phẩm từ động vật hoặc ngũ cốc nguyên cám cũng có một lượng nhỏ axit azelaic. Nên khi cho con bú các mẹ có thể sử dụng loại này để điều trị tình trạng mụn của mình. Axit azelaic tốt cho việc điều trị mụn đầu đen, mụn trứng cá...

Metronidazole

Metronidazole hay còn gọi là Metrogel là một dạng kháng sinh có công dụng điều trị mụn. Được sử dụng nhiều ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì theo nghiên cứu cho biết Metronidazole gel được phát hiện trong sữa mẹ một lượng rất ít hoặc là hầu như không có. Vậy thì khi bị tình trạng mụn trong quá trình cho con bú bạn có thể chọn dùng Metronidazole mà hoàn toàn yên tâm sẽ không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Erythromycin

Các dược phẩm dạng uống hoặc các loại thuốc bôi có chứa Erythromycin đều sử dụng an toàn cho các mẹ trong quá trình cho con bú. Đây là dạng kháng sinh dùng để điều trị mụn rất hiệu quả. Theo đánh giá của các chuyên gia thì Erythromycin được cho là an toàn và không có rủi ro khi sử dụng trong quá trình cho con bú. 

Benzoyl Peroxide

Benzoyl Peroxide hay còn gọi là Proactiv là dạng thuốc bôi được kê theo đơn dùng để điều trị mụn. Benzoyl Peroxide hấp thụ qua da rất ít và rất khó truyền vào sữa mẹ. Điều này tạo sự an toàn khi sử dụng cho các mẹ đang cho con bú. Các chất Peroxide trong thuốc sẽ nhanh chóng qua hệ thống xử lý và trao đổi chất của cơ thể vì vậy sẽ rất khó để hấp thụ vào sữa mẹ.

Các phương pháp chăm sóc da trong quá trình cho con bú mà không sử dụng retinol

Retinol có lợi hay có hại đối với phụ nữ cho con bú?  Sử dụng thực phẩm chứa nhiều vitamin C sẽ tốt cho làn da của bạn 

 

Sử dụng thực phẩm có chứa nhiều vitamin C

Sử dụng nhiều các thực phẩm có chứa Vitamin C sẽ giúp tái tạo các collagen giúp da chống được việc lão hoá và cải thiện các nếp nhăn do quá trình lão hoá da gây ra. Vitamin C giúp làn da của bạn đều màu và sáng hơn. Vitamin C được sử dụng rất nhiều trong kem dưỡng da, serum... Ngoài ra Vitamin C còn có nhiều trong trái cây, rau xanh và cam quýt,... giúp bạn tạo đề kháng chống lại các bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường.

Tập thói quen uống nhiều nước

Cơ thể và làn da của chúng ta rất cần nước, việc uống đủ nước hàng ngày giúp làn da của bạn khoẻ và hạn chế tình trạng mụn trên da. Việc thiếu nước sẽ khiến da bạn dễ khô và bong tróc, việc này làm làn da của bạn nhanh lão hoá và sớm hình thành những nếp nhăn hơn. Vì vậy hãy tập thói quen uống đủ hai lít nước mỗi ngày để tốt cho cơ thể mà làn da của bạn cũng được khoẻ mạnh và căng bóng.

Ngủ đủ giấc

Việc này có thể rất khó đối với các mẹ bỉm sữa vì phải chăm bé nhỏ. Vì vậy các mẹ nên tranh thủ ngủ khi bé ngủ để giúp làn da của bạn được khoẻ mạnh. Tốt nhất nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày để giúp làn da của bạn rực rỡ và khỏe mạnh hơn.

Không nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ sẽ khiến làn da của bạn nhanh bị lão hoá hơn và dễ hình thành mụn trên bề mặt da. Việc sử dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm cho làn da của bạn tiết dầu nhiều hơn và việc này hoàn toàn không tốt cho làn da của bạn. Vì lượng dầu tiết ra trên da sẽ làm bít tắc lỗ chân lông và khiến da bạn dễ nổi mụn.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi "Retinol có dùng cho phụ nữ cho con bú?" đó là retinol được khuyến cáo là không nên dùng ở phụ nữ cho con bú. Vậy thì khi không sử dụng được retinol trong quá trình cho con bú, bạn có thể thay thế bằng các sản phẩm được khuyến cáo là tốt cho mẹ bầu hoặc sử dụng các phương pháp tự nhiên để cải thiện làn da. Những thông tin được nhà thuốc Long Châu chia sẻ trên chắc hẳn sẽ có ích cho bạn khi không sử dụng được retinol trong quá trình cho con bú.

Minh Thuý

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Lão hoáRetinol