Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn tai trong là một trong số những nguyên nhân dẫn đến nghe kém và ù tai. Tuy nhiên, các đặc điểm của bệnh lý thì không phải ai cũng hiểu rõ.
Vậy rối loạn mạch tai trong là gì? Nguyên nhân và triệu chứng ra sao? Đây là vấn đề băn khoăn của rất nhiều người.
Rối loạn tai trong hay còn được gọi là rối loạn mạch tai trong hoặc rối loạn tuần hoàn tai. Đây chính là tình trạng mạch máu bị tắc nghẽn hoặc thiếu máu, từ đó khiến cho lưu lượng máu đến tai không giữ được mức ổn định.
Mạch máu có tác dụng cung cấp chất lỏng, oxy và năng lượng tới những bộ phận khác nhau trong cơ thể con người để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động bình thường. Do một nguyên nhân nào đó mà lưu lượng máu cung cấp đến tai bất ổn và gây nên chứng rối loạn tai trong.
Tình trạng rối loạn tai này khiến cho các tế bào lông ở tai trong không hoạt động hiệu quả. Từ đó sẽ gây ra các triệu chứng như nghe kém, ù tai, tổn thương dao động màng nhĩ. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho người bệnh bị điếc hoàn toàn.
Như phần trên đã nói, rối loạn mạch tai trong xảy ra khi mạch máu bị tắc nghẽn và khiến cho lượng máu đến tai không được ổn định. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc mạch máu hoặc thiếu máu có thể là do sự thay đổi áp lực về thể tích của nội dịch mê nhĩ và sự tích tụ của nội dịch này không rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến sự tích tụ nội dịch này đó là:
Khi mắc chứng rối loạn tai trong, bệnh nhân thường bị chóng mặt kéo dài trong 1 đến 6 giờ. Ở một số trường hợp, những cơn chóng mặt có thể kéo dài lên đến 24 giờ, kèm theo đó là các triệu chứng như vã mồ hôi, buồn nôn và nôn, đi đứng loạng choạng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng khác như:
Để điều trị rối loạn tai trong, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp như:
Ngoài ra, khi những phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả cao thì bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật.
Dùng gentamicin để tiêm qua màng nhĩ nhưng cũng cần phải theo dõi với thính lực đồ để có thể giám sát đối với các trường hợp bị nghe kém. Việc tiêm gentamicin có thể sẽ được lặp lại trong khoảng 4 tuần nếu như bệnh nhân vẫn có triệu chứng chóng mặt nhưng không có nghe kém.
Một lưu ý quan trọng đó là phương pháp phẫu thuật chỉ nên chỉ định đối với những bệnh nhân có các cơn đau cấp ở mức độ nghiêm trọng và không đáp ứng hiệu quả đối với phương thức xâm lấn ít. Bên cạnh đó, ngoài việc bắt buộc phải phẫu thuật loại bỏ dây thần kinh tiền đình nhằm làm giảm cảm giác chóng mặt và bảo quản thính lực thì bệnh nhân cũng cần phẫu thuật để hủy diệt mê nhĩ nếu như bệnh nhân bị điếc sâu.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến chứng rối loạn tai trong. Ngoài các phương pháp điều trị thông thường, bệnh nhân nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp để bệnh nhanh chóng có sự biến chuyển rõ rệt nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...