Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rối loạn tâm thần trẻ em và những điều cần biết

Ngày 21/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rối loạn tâm thần là một bệnh lý nguy hiểm không chỉ diễn ra ở người lớn mà còn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Vậy, rối loạn tâm thần trẻ em là gì và nguyên nhân do đâu? Tất cả sẽ được Nhà Thuốc Long Châu giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

Rối loạn tâm thần trẻ em có thể làm thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành của trẻ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của trẻ. Cùng tìm hiểu chi tiết bệnh lý này bao gồm nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả trong bài viết sau.

Rối loạn tâm thần trẻ em là gì?

Rối loạn tâm thần ở trẻ em là tình trạng sức khỏe nguy hiểm mà khi đó trẻ có những thay đổi trong suy nghĩ, hành vi và cảm xúc ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Đồng thời, bệnh còn gây đến những rắc rối trong việc tương tác giữa trẻ với mọi người xung quanh.

Rối loạn tâm thần trẻ em và những điều cần biết 1
Rối loạn tầm thần ở trẻ là một bệnh lý nguy hiểm và cần điều trị sớm

Phân loại rối loạn tâm thần ở trẻ em

Rối loạn tâm thần thần ở trẻ em được chia thành nhiều dạng khác nhau bao gồm:

  • Rối loạn lo âu: Là trạng thái cơ thể sợ hãi, lo lắng, nhịp tim đập nhanh, đổ mồ hôi;
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Có vấn đề về khả năng chú ý, tập trung, không làm theo những gì được hướng dẫn, nhanh chán và thất vọng;
  • Rối loạn hành vi gây rối: Trẻ bất hợp tác với các quy tắc và có xu hướng gây rối tại môi trường có quy tắc như trường học;
  • Rối loạn phát triển lan tỏa: Trẻ có xu hướng bị nhầm lẫn trong suy nghĩ;
  • Rối loạn ăn uống: Trẻ có xu hướng chán ăn hoặc cuồng ăn;
  • Rối loạn cảm xúc: Trầm cảm và rối loạn lưỡng cực là hai loại rối loạn cảm xúc thường gặp ở trẻ;
  • Tâm thần phân liệt: Đây là rối loạn não nghiêm trọng gây khó khăn cho trẻ trong các hoạt động xã hội;
  • Rối loạn tic: Trẻ có hành động phát ra tiếng động không có ý nghĩa một cách không tự chủ và lặp đi lặp lại.

Trong những rối loạn nêu trên thì rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, tâm thần phân liệt và rối loạn tâm trạng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Các rối loạn này có thể bắt đầu từ nhỏ và phát triển liên tục đến khi trưởng thành.

Triệu chứng của rối loạn tâm thần ở trẻ em

Các triệu chứng rối loạn tâm thần trẻ em thường khác nhau và phụ thuộc vào bệnh tâm thần với các dấu hiệu chung như sau:

  • Thay đổi tâm trạng: Trẻ có những cảm xúc thay đổi liên tục hoặc buồn kéo dài vài tuần gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
  • Cảm xúc mãnh liệt: Trẻ có xu hướng bị bủa vây bởi những cảm giác mãnh liệt như sợ hãi, lo lắng không có cơ sở đi kèm cùng tình trạng tim đập nhanh, thở nhanh.
  • Thay đổi hành vi: Bất ngờ thay đổi hành động, có thể bạo lực hơn như đánh nhau hoặc có ý định gây hại cho người khác.
  • Khả năng tập trung: Trẻ không tập trung vào một việc nào đó quá lâu dẫn đến kết quả học tập kém đi.
  • Giảm cân không có lý do;
  • Xuất hiện những cơn đau đầu, đau dạ dày không rõ nguyên nhân;
  • Tự làm hại chính mình bằng cách cắt tay, làm bỏng da,...;
  • Sử dụng chất kích thích để giải tỏa tâm trạng;
  • Mệt mỏi, không có động lực để hoạt động, chán nản không rõ nguyên nhân;
  • Chú ý đến ngoại hình dẫn đến lo âu quá mức;
  • Trẻ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên gặp ác mộng;
  • Không hòa nhập với bạn bè và xã hội.
Rối loạn tâm thần trẻ em và những điều cần biết 2
Trẻ mắc rối loạn tâm thần thường có những thay đổi về hành động và cảm xúc đột ngột

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tâm thần ở trẻ em

Theo các nhà chuyên gia, hiện nay chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng rối loạn tâm thần trẻ em. Tuy nhiên tình trạng bệnh trên có thể kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Yếu tố di truyền: Những đứa trẻ sinh trong gia đình có tiền sử bệnh loạn thần có thể dễ mắc rối loạn tâm thần hơn.
  • Yếu tố sinh học: Việc mất cân bằng các chất hóa học trong bộ não gây ra do chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh có thể gây ra rối loạn tâm thần.
  • Chấn thương tâm lý: Hành động xâm hại về tinh thần, thể chất,... có thể gây ra các chấn thương tâm lý dẫn đến bệnh tâm thần.
  • Môi trường sống: Trẻ thường xuyên bị các tác động về tâm lý như chửi mắng, áp lực học tập,... có nguy cơ mắc rối loạn tâm thần cao hơn bình thường.
Rối loạn tâm thần trẻ em và những điều cần biết 3
Hiện nay chưa có thể xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra rối loạn tâm thần trẻ em

Chẩn đoán và điều trị rối loạn tâm thần trẻ em

Để chẩn đoán được rối loạn tâm thần ở trẻ em, các bác sĩ sẽ theo dõi và quan sát các hành vi của trẻ trong những tình huống khác nhau, đồng thời xem xét các tiền sử bệnh tâm thần của các thành viên trong gia đình, khả năng chịu chấn thương của trẻ để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị rối loạn tâm thần ở trẻ em đáp áp dụng như sau:

  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ kê những loại thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, lo âu, thuốc ổn định tâm trạng để điều trị loạn tâm thần ở trẻ.
  • Điều trị tâm lý: Áp dụng các biện pháp trị liệu tâm lý như hỗ trợ, kết nối trẻ với gia đình, cá nhân, hội nhóm,... giúp trẻ đối diện trực tiếp với các triệu chứng, suy nghĩ và hành vi của bản thân.
  • Liệu pháp sáng tạo: Đây là phương pháp trị liệu nghệ thuật hoặc trị liệu bằng trò chơi giúp trẻ thể hiện được suy nghĩ và cảm xúc của bản thân tốt hơn.
Rối loạn tâm thần trẻ em và những điều cần biết 4
Chẩn đoán và điều trị sớm giúp cải thiện tình trạng rối loạn tâm thần ở trẻ em

Phòng ngừa rối loạn tâm thần trẻ em

Hiện nay chưa có biện pháp cụ thể để phòng ngừa rối loạn tâm thần ở trẻ em. Tuy nhiên, phụ huynh nên thường xuyên quan sát và tâm sự với trẻ để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm để tránh những tác động xấu đến tương lai của con em mình.

Bài viết trên là thông tin về tình trạng rối loạn tâm thần trẻ em và những điều bạn cần biết. Nhìn chung, đây là một tình trạng bệnh về tâm lý nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời nhằm tránh tác động đến đời sống sinh hoạt bình thường của trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm