Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rung giật nhãn cầu là bệnh lý về mắt nhiều người mắc phải. Ai cũng biết bệnh gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Nhưng rung giật nhãn cầu có nguy hiểm không thì không phải ai cũng rõ.
Mắt “rung lắc” không theo chủ ý và không thể tự chủ là biểu hiện đặc trưng của bệnh rung giật nhãn cầu. Vừa làm giảm khả năng nhìn, vừa gây bất tiện trong sinh hoạt, vừa làm giảm chất lượng cuộc sống là những gì người bệnh đang phải gánh chịu. Vậy rung giật nhãn cầu có nguy hiểm không? Kiểm soát chứng rung giật nhãn cầu thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn làm rõ.
Hội chứng rung giật nhãn cầu thường xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh. Trong hầu hết trường hợp, trẻ từ 2 - 3 tháng tuổi phụ huynh đã có thể quan sát và phát hiện tình trạng này. Theo các chuyên gia nhãn khoa, có 2 - 3 trong số 1000 trẻ sơ sinh mắc hội chứng này.
Hội chứng rung giật nhãn cầu có thể do di truyền, bẩm sinh hoặc xuất hiện trong thời thơ ấu. Bệnh cũng có thể mắc phải do các tình trạng bệnh lý khác như:
Các chuyên gia nhãn khoa cho biết, hội chứng rung giật nhãn cầu gồm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Rung giật nhãn cầu bệnh lý lại được phân loại thành rung giật nhãn cầu bẩm sinh và rung giật nhãn cầu mắc phải. Trước khi tìm hiểu rung giật nhãn cầu có nguy hiểm không, chúng ta nên hiểu rõ về các tình trạng rung giật nhãn cầu.
Rung giật nhãn cầu sinh lý lại gồm 3 dạng:
Rung giật nhãn cầu bẩm sinh
Rung giật nhãn cầu bẩm sinh có thể được phát hiện trong 2 - 3 tháng đầu đời của trẻ. Đặc điểm của loại rung giật nhãn cầu này là cùng hướng, theo chiều ngang ngay cả khi người bệnh nhìn lên hoặc nhìn xuống. Tình trạng rung giật có thể diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng. Các hướng nhìn khác nhau có thể rung giật theo kiểu lò xo hay quả lắc.
Người bị rung giật nhãn cầu bẩm sinh có thể thị lực vẫn tốt, nhìn gần rõ hơn nhìn xa. Những trường hợp bệnh nhân bị mù màu, bạch tạng, mù bẩm sinh Leber, khuyết mống mắt, đục thủy tinh thể bẩm sinh… sẽ có thị lực kém.
Rung giật nhãn cầu mắc phải
Rung giật nhãn cầu có nguy hiểm không nếu đây là bệnh lý mắc phải? Hội chứng rung giật nhãn cầu mắc phải có thể được gây ra bởi các bệnh u não, chấn thương sọ não, bệnh liên quan đến thần kinh là biến chứng của bệnh tiểu đường, đa xơ cứng, tác dụng phụ của thuốc…
Hội chứng rung giật nhãn cầu ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mang bệnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Rung giật nhãn cầu có nguy hiểm không? Bệnh lý này thường không đe dọa đến tính mạng nhưng làm suy giảm chất lượng cuộc sống một cách trầm trọng. Bởi vậy, mỗi bệnh nhân cần biết cách kiểm soát căn bệnh này tại nhà.
Việc điều trị bệnh thế nào, kiểm soát bệnh ra sao phụ thuộc vào loại rung giật nhãn cầu mà bệnh nhân mắc phải. Những người bị rung giật nhãn cầu bẩm sinh có thể sẽ cải thiện thị lực dần dần mà không cần can thiệp. Nhưng không ít trường hợp, chứng bệnh này bám theo người bệnh suốt đời. Những cách dưới đây có thể giúp cải thiện rung giật nhãn cầu đáng kể:
Một số cách giúp người bệnh “chung sống hòa bình” với tình trạng mắt bị rung giật nhãn cầu như:
Tùy tình trạng và mức độ rung giật nhãn cầu, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị như:
Rung giật nhãn cầu có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nhưng không đến mức độ nguy hiểm tính mạng. Hội chứng này không thể biến mất hoàn toàn nhưng có thể được kiểm soát. Chăm sóc mắt đúng cách và điều trị theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp cải thiện tình trạng mắt rung giật đáng kể.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp