Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rượu tỏi giúp cải thiện vấn đề hô hấp, tim mạch, xương khớp. Trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu rượu tỏi có tác dụng gì và hướng dẫn uống rượu tỏi đúng cách, cùng theo dõi nhé!
Từ lâu rượu tỏi được biết đến như một phương thuốc điều trị các bệnh tiêu hóa, xương khớp, huyết áp và mang lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, bạn cần uống rượu tỏi đúng cách để không gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Ở nhiều nước trên thế giới, tỏi được dùng để chữa bệnh bằng những hình thức khác nhau như: Ăn tỏi sống, dùng rượu tỏi, tỏi ngâm mật ong,… Trong số đó, uống rượu tỏi được rất nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là nam giới. Ai Cập là quốc gia đầu tiên tìm ra phương pháp chữa bệnh từ tỏi và được nhiều người đánh giá là rất hiệu quả, được Tổ chức Y tế Thế giới - WHO công nhận.
Lý giải cho điều này bởi trong thành phần của rượu tỏi có chứa nhiều hoạt chất như: Ajoene, Allicin, Vitamin, Diallyl Sulfide, Enzyme và khoáng chất. Nhờ những thành phần đặc biệt này, mà tỏi có những tác dụng như:
Dưới đây là một số tác dụng của rượu tỏi đối với sức khỏe, cụ thể:
Dựa trên những công dụng tuyệt vời của rượu tỏi, mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn một hũ rượu tỏi để có thể sử dụng khi cần thiết. Dưới đây là cách làm rượu tỏi tại nhà cực đơn giản mà ai cũng có thể làm được mà bạn có thể tham khảo.
Chuẩn bị nguyên liệu:
Cách thực hiện:
Tỏi mua về, bóc vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Sở dĩ cần phải cắt nhỏ hoặc đập dập là do alliin trong tỏi sẽ chuyển thành allicin dưới sự xúc tác của phân hóa anilaza. Vì vậy, khi làm rượu tỏi nên thái lát hoặc đập dập để tăng hoạt tính của nguyên liệu này.
Bạn xếp tỏi vào bình thủy tinh hoặc hũ sành đã chuẩn bị sẵn. Sau đó cho rượu vào theo đúng tỉ lệ 1 phần tỏi 2 phần rượu. Tương đương 300g tỏi ngâm với 600ml rượu gạo.
Đổ rượu vào ngâm, đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tối, nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ C. Bạn có thể sử dụng sau khi ngâm trong 14 ngày. Thời hạn sử dụng tối đa của loại rượu này là 1 năm. Nếu sử dụng càng lâu thì công dụng của nó sẽ dần mất đi.
Rượu tỏi có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên cũng giống như các loại thuốc trị bệnh khác. Bạn cần sử dụng đúng cách và đúng liều lượng, nếu không có thể dẫn đến hàng loạt tác dụng phụ không mong muốn.
Sau đây là những phương pháp được các chuyên gia khuyến cáo để uống rượu tỏi đúng cách:
Uống rượu tỏi hàng ngày có tốt không đây là câu hỏi mà nhiều người sẽ đặt ra. Theo các chuyên gia, rượu tỏi tuy ít tác dụng phụ nhưng bạn chỉ được dùng với liều lượng đã được WHO khuyến cáo. Vì nếu lạm dụng quá nhiều bài thuốc này có thể gây ra những vấn đề không mong muốn như ngứa ngáy, mẩn đỏ, đau dạ dày. Ngoài ra, bài thuốc dân gian này còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, ức chế tuyến giáp... Vì vậy, nếu có ý định dùng hàng ngày trong thời gian dài cần lưu ý điều chỉnh liều lượng cho phù hợp và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Dưới đây là một số lưu ý bạn nên biết khi sử dụng loại rượu này, cụ thể:
Trên đây là những chia sẻ về rượu tỏi có tác dụng gì và hướng dẫn uống rượu tỏi đúng cách. Đây là bài thuốc chữa được nhiều bệnh khác nhau, tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Chúc bạn sức khỏe!
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...