Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sa dây rốn là gì? Những điều mẹ cần lưu ý khi bị sa dây rốn

Ngày 26/03/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Sa dây rốn được liệt vào danh sách nguy hiểm, cần cấp cứu sản khoa ngay lập tức nếu không muốn ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé. Để tìm hiểu nhiều hơn sa dây rốn là gì và mẹ bầu cần lưu ý gì, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Sa dây rốn là tình trạng nguy cấp hàng đầu khi sinh. Các bác sĩ và mẹ bầu chỉ có khoảng 30 phút để giành giật sự an toàn cho thai nhi. Vậy sa dây rốn có phòng ngừa được không và xử lý thế nào? 

Tìm hiểu hiện tượng sa dây rốn là gì?

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn nằm ở dưới hoặc nằm bên ngôi thai. Vì sao sa dây rốn lại nguy hiểm? Khi sinh, dây rốn ở những vị trí này sẽ sa xuống tử cung và chui vào ống sinh trước cả thai nhi, gây nguy cơ cao suy thai cấp. Hiện tượng sa dây rốn là biến chứng rất dễ gặp ở những tuần cuối thai kỳ, khi trẻ chuẩn bị chào đời, đặc biệt là khoảng 38 tuần.

Sa dây rốn là gì Những điều mẹ cần lưu ý 1Sa dây rốn là hiện tượng nguy hiểm, thường xuất hiện ở tuần thai thứ 38

Khi gặp phải tình trạng này, cả mẹ bầu và thai nhi đều gặp nguy hiểm, tỷ lệ suy thai cấp khi có dấu hiệu chuyển dạ cao, nếu không được cấp cứu trong vòng 30 phút từ khi chuyển dạ, thai nhi có nguy cơ tử vong rất cao. 

Đây cũng chính là lý do vì sao sa dây rốn là ca cấp cứu sản khoa nguy hiểm, giành giật từng phút giây để đưa thai nhi ra ngoài một cách an toàn, giúp cho sức khỏe của cả mẹ và bé đều không có ảnh hưởng quá lớn. 

Đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ và các nhà khoa học vẫn chưa có phương án để phòng ngừa sa dây rốn cho bà bầu. Vì vậy, để hạn chế tối đa biến chứng ở những tuần thai cuối, mẹ bầu cần đi khám thai thường xuyên, định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu được phát hiện kịp thời, việc kiểm soát nguy hiểm khi sinh nở sẽ tốt hơn, mẹ bầu bị sa dây rốn cũng an toàn hơn. 

Nguyên nhân gây sa dây rốn ở thai phụ 

Nhiều mẹ bầu thắc mắc không biết nguyên nhân sa dây rốn là gì, tại sao lại có hiện tượng này. Thực tế, không phải mẹ bầu nào khi mang thai đến tuần thứ 38 cũng bị sa dây rốn. Tình trạng này có thể xuất hiện do nguyên nhân từ phía thai phụ hoặc từ phía thai nhi. 

Thai phụ: Đa số trường hợp sa dây rốn do bà bầu đề xuất hiện ở những mẹ bầu đã từng sinh nở ít nhất 1 lần. Sự hình thành ngôi thai khi không đủ điều kiện để diễn ra bình thường sẽ dẫn đến những biến đổi ở ngôi thai, trong đó có sa dây rốn. Những thai phụ có rau tiền đạo, khung xương chậu méo hoặc hẹp,... cũng có nguy cơ bị sa dây rốn cao hơn. 

Thai nhi: Nguyên nhân gây sa dây rốn từ phía thai nhi không phải là không có. Thao các chuyên gia, ngôi thai bất thường như ngôi thai ngang hoặc ngược là lý do khiến ngôi thai không tì được vào thành tử cung, gây ra hiện tượng sa dây rốn. 

Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác không đến từ thai phụ hay thai nhi như chiều dài dây rốn bất thường hoặc tình trạng đa ối, rau bám thấp,... cũng có thể dẫn đến sa dây rốn. 

Khi bị sa dây rốn mẹ bầu nên làm gì? 

Nhiều mẹ bầu đã từng bị sa dây rốn chia sẻ, khi bị sa dây rốn, bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được dây rốn nằm ở trong vùng kín. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu này, mẹ bầu cần gọi ngay xe cấp cứu và trình bày rõ tình trạng của bản thân để được xử lý, cấp cứu kịp thời. 

Khi này, bạn tuyệt đối không nên tự mình đẩy phần dây rốn lộ ra vào trong sẽ gây nguy hiểm cho bản thân và cả thai nhi. Hãy thông báo cho người nhà, đợi xe cấp cứu đến và làm theo hướng dẫn của bác sĩ cấp cứu. Bác sĩ cũng có lưu ý thêm, mẹ bầu khi bị sa dây rốn cũng không nên ăn uống trước khi sinh bởi dễ gây nguy hiểm trong quá trình cấp cứu.

Sa dây rốn là gì Những điều mẹ cần lưu ý 2Ngay khi có dấu hiệu sa dây rốn, mẹ bầu cần nằm cố định và gọi cấp cứu ngay

Lúc đang đợi xe cấp cứu đến, một số lời khuyên từ bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu trấn an, hỗ trợ công tác cấp cứu thuận lợi hơn. 

  • Bà bầu nên nằm ổn định, không nên đứng dậy hoặc đi lại khiến dây rốn lộ ra ngoài nhiều hơn.
  • Tư thế thích hợp nhất cho thai phụ là nằm úp xuống mặt sàn, đầu gối quỳ gập và tránh phần bụng, không đè nặng lên bụng.
  • Thai phụ khi phát hiện bị sa dây rốn tuyệt đối không được rặn hoặc hắt xì, ho mạnh vì sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

Trong thời gian mang thai những tuần cuối, đặc biệt là từ tuần thứ 38 trở đi, bà bầu cần chú ý hơn đến sức khỏe của bản thân, thường xuyên theo dõi tình trạng thai nhi, kiểm tra xem mình có bị sa dây rốn không bằng phương pháp thủ công. 

Điều trị sa dây rốn 

Sau khi tìm hiểu về khái niệm sa dây rốn là gì, điều cần làm khi phát hiện sa dây rốn, liệu bạn có thắc mắc cách điều trị tình trạng này như thế nào không? Cách thức điều trị sa dây rốn phổ biến nhất hiện nay, được áp dụng rộng rãi trong đa số trường hợp là truyền ối, có nghĩa là đưa dung dịch nước muối ở điều kiện thích hợp vào bên trong tử cung của mẹ bầu, cung cấp thêm nước ối cho thai nhi. 

Việc này thường được thực hiện ngay trên xe cấp cứu để hạn chế việc sa dây rốn gây lực chèn ép lên thai nhi trong bụng, khiến trẻ khó thở, không thể thở gây nguy hại tính mạnh. 

Trong trường hợp dây rốn bị nén ít, tình trạng không quá nguy cấp như trên, phương án được áp dụng lúc này thường là cung cấp oxy cho thai phụ. Lượng oxy trong máu tăng giúp tăng lượng máu được truyền đến dây rốn, hỗ trợ ngăn cản nguy hiểm có thể xảy ra. 

Nhưng nếu tình trạng sa dây rốn nặng hơn thì sao? Khi này, các bác sĩ cấp cứu có thể tiến hành theo dõi liên tục, sát sao để nhận định kịp thời tình trạng của thai nhi có nguy hiểm hay không, cần can thiệp ngay hay có thể đợi đến bệnh viện,... Nhiều trường hợp quá nguy cấp, bác sĩ cấp cứu đã phải thực hiện xử lý lấy thai ngay trên đường cấp cứu. 

Sa dây rốn có phòng ngừa được không? 

Đây có lẽ là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất bởi tuy có thể xử lý và cấp cứu, giữ tính mạng cho mẹ và bé được nhưng sa dây rốn quá nguy hiểm, khiến không ít người lo lắng, sợ hãi. 

Các chuyên gia cũng giải đáp thêm, tình trạng sa dây rốn đến nay vẫn chưa thể phòng ngừa được nhưng khi khám thai định kỳ, khi mẹ bầu được bác sĩ cảnh báo nguy cơ sa dây rốn thì việc thăm khám thường xuyên từ tuần 38 đến lúc sinh là việc nên làm. 

Sa dây rốn là gì Những điều mẹ cần lưu ý 3Khám thai thường xuyên, định kỳ giúp giảm nguy cơ bị sa dây rốn

Cách tốt nhất là mẹ bầu nên lưu trú tại bệnh viện trong những ngày sắp sinh để được các bác sĩ theo dõi liên tục, kiểm soát tốt nếu không may tình trạng sa dây rốn diễn ra. 

Hy vọng bài viết về sa dây rốn trên đây có thể giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về hiện tượng nguy hiểm này. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên thăm khám định kỳ, duy trì tâm trạng vui vẻ, tránh stress và ăn uống đủ chất, tăng cường vitamin và khoáng chất là tốt nhất cho sức khỏe. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm