Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Cách giảm đau cho mẹ bầu đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối

Ngày 27/09/2024
Kích thước chữ

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi đáng kể để chuẩn bị cho việc sinh nở và nuôi con. Một trong những vấn đề mà nhiều phụ nữ gặp phải là đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối. Bài viết này Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này và cách giảm bớt tình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối.

Trong những giai đoạn ở cuối thai kỳ một số mẹ bầu sẽ gặp tình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối do sự thay đổi hormone bên trong và sự phát triển của cơ thể để chuẩn bị cho việc sinh nở. Tình trạng này không gây nguy hiểm nhưng lại mang đến những cảm giác khó chịu khiến cho tâm lý và sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn liên quan đến cả em bé trong bụng vì vậy vấn đề cần được quan tâm lưu ý hơn để tránh hậu quả tác động xấu đến sức khỏe mẹ và bé.

Nguyên nhân đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối thường do những thay đổi sinh lý tự nhiên của cơ thể. Trong giai đoạn này, hormone estrogen và progesterone tăng cao để chuẩn bị cho việc sinh nở và nuôi con bằng sữa mẹ, gây ra sự phát triển của tuyến vú và làm tăng lưu lượng máu tới vùng ngực, khiến đầu nhũ hoa trở nên nhạy cảm. Những nguyên nhân có thể gặp:

Thay đổi hormone trong cơ thể

Sự thay đổi hormone trong cơ thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu nhũ hoa ở phụ nữ. Khi thai kỳ tiến đến giai đoạn cuối, cơ thể sản xuất một lượng lớn hormone progesterone và estrogen để chuẩn bị cho quá trình sinh nở và nuôi con. Những hormone này có thể làm tăng độ nhạy cảm của nhũ hoa, gây ra cảm giác đau hoặc căng tức.

Sự phát triển của tuyến sữa

Vào cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu bắt đầu chuẩn bị cho việc tiết sữa. Tuyến sữa phát triển nhanh chóng để sẵn sàng cho việc nuôi dưỡng em bé sau khi sinh. Sự phát triển này tạo ra áp lực lên vùng ngực và nhũ hoa, dẫn đến tình trạng đau hoặc căng tức.

Da căng và rạn nứt

Trong thời kỳ mang thai, bầu ngực có xu hướng phát triển lớn hơn để phù hợp với quá trình tiết sữa. Điều này khiến da vùng nhũ hoa bị căng ra, dẫn đến khô da và đôi khi là rạn nứt. Hiện tượng da căng sẽ khiến cho vùng nhũ hoa trở nên khá nhạy cảm khi chạm vào sẽ có cảm giác gây đau.

Cách giảm đau cho mẹ bầu đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối 1
Vùng ngực của mẹ bầu xuất hiện những vết rạn lớn

Tăng lưu lượng máu

Khi mang thai, lưu lượng máu đến vùng ngực tăng lên để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau sinh. Sự gia tăng này có thể khiến vùng nhũ hoa và bầu ngực trở nên nhạy cảm hơn, dễ dẫn đến cảm giác đau, đặc biệt là khi vùng này bị kích thích hoặc chạm vào.

Sự phát triển của dây thần kinh vùng ngực

Cùng với sự thay đổi kích thước của bầu ngực, các dây thần kinh quanh vùng ngực và nhũ hoa cũng có thể bị kéo căng, dẫn đến cảm giác đau. Sự phát triển của tử cung quá lớn có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh ở vùng ngực mẹ bầu tạo ra triệu chứng như đau hoặc nhức vùng nhũ hoa.

Kích ứng từ quần áo

Trong giai đoạn cuối thai kỳ, vùng nhũ hoa trở nên cực kỳ nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài. Sử dụng các loại quần áo hoặc áo ngực không đúng cách hoặc kém chất lượng gây bí tắc, ma sát làm kích ứng, dẫn đến cảm giác đau và khó chịu.

Căng thẳng và mệt mỏi

Thai kỳ tháng cuối thường kèm theo cảm giác căng thẳng và mệt mỏi do sự chuẩn bị về tinh thần và thể chất cho việc sinh nở. Tâm lý không ổn định như căng thẳng và mệt mỏi khiến cơ thể nhạy cảm bao gồm cả vùng nhũ hoa. Tâm lý căng thẳng có thể làm cho cảm giác đau trở nên trầm trọng hơn.

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối là hiện tượng bình thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi hormone, sự phát triển của tuyến sữa và các yếu tố bên ngoài như quần áo hoặc căng thẳng. Mẹ bầu cần chú ý theo dõi quan sát nếu như tình trạng trở nên nặng hơn như đau quá mức hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường như sưng đỏ, nhiễm trùng hoặc tiết dịch bất thường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn kỹ lưỡng để duy trì sức khỏe tốt trong giai đoạn quan trọng này.

Cách giảm đau cho mẹ bầu đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối 2
Tâm trạng mẹ bầu trở nên căng thẳng khi đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối

Các cách giảm đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối thai kỳ là hiện tượng khá phổ biến và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau quá mức ảnh hưởng đến sinh hoạt, mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp giảm đau an toàn tại nhà hoặc tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn về y tế. Một số cách cụ thể mà mẹ bầu được khuyên dùng:

Chọn áo ngực hỗ trợ cho mẹ bầu

Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để giảm đau nhũ hoa là chọn áo ngực phù hợp. Chọn những loại áo ngực có chất liệu tốt được làm bằng vải mềm mại, đàn hồi tốt và không gọng để tránh gây áp lực lên bầu ngực và nhũ hoa. Những chiếc áo ngực chất liệu cotton thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt cũng giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

Giữ ẩm cho da vùng ngực

Khi mang thai, vùng da quanh nhũ hoa và bầu ngực thường căng ra do sự phát triển của tuyến sữa, dẫn đến tình trạng da khô và căng rát. Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm chuyên dụng cho mẹ bầu như kem dưỡng da hoặc dầu dưỡng từ thiên nhiên (dầu dừa, dầu oliu) sẽ giúp duy trì độ ẩm, ngăn ngừa nứt nẻ và giảm cảm giác đau nhức.

Massage nhẹ nhàng bầu ngực

Massage nhẹ nhàng có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tuần hoàn máu ở vùng ngực, từ đó giảm thiểu cảm giác đau đầu nhũ hoa. Mẹ bầu có thể sử dụng dầu dưỡng tự nhiên và massage theo chuyển động tròn nhẹ nhàng quanh bầu ngực, tránh tác động quá mạnh lên vùng nhạy cảm này.

Tránh các chất liệu gây kích ứng

Chất liệu của quần áo có thể là nguyên nhân khiến da vùng nhũ hoa trở nên nhạy cảm và gây đau. Vì vậy, mẹ bầu không nên sử dụng những loại vải có chất liệu thô cứng dễ gây tình trạng bí và kích ứng da. Thay vào đó, chọn trang phục từ vải mềm mại, như cotton hoặc lụa, để da luôn thoáng mát và thoải mái.

Ăn uống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất có thể giúp cơ thể mẹ bầu duy trì sự cân bằng hormone, giảm căng thẳng và đau nhức. Đặc biệt, mẹ bầu nên tăng cường các loại thực phẩm giàu omega-3 (có trong cá hồi, hạt chia, hạt lanh) để giúp giảm viêm và cải thiện sức khỏe da.

Cách giảm đau cho mẹ bầu đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối 4
Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mẹ bầu để bảo vệ sức khỏe thai kỳ

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối gặp bác sĩ khi?

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối của thai kỳ là hiện tượng thường gặp, nhưng không phải tất cả các triệu chứng đều bình thường. Mẹ bầu cần để ý những thay đổi trong cơ thể đi cùng những dấu hiệu bất thường. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số các dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu hãy chủ động liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong giai đoạn quan trọng này.

  • Đau nhũ hoa kéo dài hoặc nghiêm trọng: Nếu cảm giác đau đầu nhũ hoa kéo dài, không giảm bớt qua thời gian hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ bầu nên gặp bác sĩ. Nhiều nguyên nhân gây đau có thể xảy ra và bác sĩ sẽ giúp bạn xác định được xem có vấn đề nghiêm trọng hay không.
  • Sưng, đỏ hoặc mẩn ngứa: Nếu nhũ hoa hoặc vùng xung quanh bị sưng đỏ, nóng hoặc có dấu hiệu mẩn ngứa, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Đây là tình trạng cần được lưu ý và điều trị sớm phòng tránh các biến chứng xấu xảy ra.
  • Tiết dịch bất thường: Nếu mẹ bầu thấy dấu hiệu tiết dịch bất thường từ nhũ hoa, như dịch có màu sắc lạ (như vàng, xanh, hoặc có mùi hôi) hoặc tiết dịch quá nhiều, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề cần được kiểm tra.
  • Thay đổi trong kích thước hoặc hình dạng nhũ hoa: Nếu có sự thay đổi bất thường trong kích thước hoặc hình dạng của nhũ hoa, hoặc nếu có các nốt hoặc u cục bất thường, mẹ bầu cũng nên gặp bác sĩ để kiểm tra.
Cách giảm đau cho mẹ bầu đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối 4
Thăm khám sức khỏe giúp mẹ bầu giảm đau nhũ hoa khi mang thai tháng cuối

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối là triệu chứng khá phổ biến và có thể kiểm soát bằng nhiều biện pháp tự nhiên. Việc giữ gìn sức khỏe trong những tháng cuối thai kỳ là chìa khóa để mẹ và bé luôn khỏe mạnh, sẵn sàng cho ngày gặp mặt! Cuối cùng, chúc bạn đọc khỏe mạnh và đừng quên theo dõi trang web Nhà Thuốc Long Châu để cập nhập thêm nhiều kiến thức mới nhé!

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin