Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sán lá máu là gì? Sán lá máu kí sinh ở đâu?

Ngày 07/11/2022
Kích thước chữ

Sán lá máu hay còn gọi là Schistosoma được phát hiện vào năm 1858, phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Loài sán này sẽ gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, do đó, khi cơ thể có những dấu hiệu nhiễm sán lá máu thì bạn nên đi khám để tránh những biến chứng của bệnh. 

Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những thông tin bổ ích liên quan đến loài ký sinh trùng này thông qua bài viết bên dưới nhé. 

Sán lá máu là gì? Sán lá máu kí sinh ở đâu?

Schistosoma thường được gọi là sán lá máu, đây là một chi thuộc nhóm sán lá. Loài này là loài giun dẹp, sẽ ký sinh ở người và gây ra một số bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, gọi là bệnh sán máng, mức độ tàn phá khủng khiếp chỉ đứng sau sốt rét

Giun dẹp trưởng thành thường sẽ ký sinh ở hệ thống mạch máu mạc treo, đám rối bàng quang. Đây là loài độc nhất, chúng lưỡng tính với sự dị hình về giới tính có sự khác biệt giữa cá thể cái và cá thể đực. Về khả năng sinh sản, trứng sán sẽ phóng thích đến bàng quang hoặc ruột, thải ra ngoài qua nước tiểu hoặc phân đến các khu nước ngọt. 

Trứng này sẽ nở ra ấu trùng, ấu trùng sẽ đi qua vật chủ trung gian là ốc sên, trước khi lấy nhiễm sang vật chủ thứ 2 là động vật có vú bằng cách xâm nhập trực tiếp vào da, trong đó có con người. Sán lá máu cũng vào cơ thể con người bằng cách xâm nhập qua da. 

Sán máu có cấu tạo khác nhau ở một vài điểm, từ đó chúng ta có thể phân biệt được sán đực, sán cái. Trứng của loài sán lá máu không có nắp, dựa vào hình dáng trứng có thể phân biệt được một số loại sán máu. Ấu trùng sán máu có đuôi chẻ đôi, khác với ấu trùng đuôi khác. Có 4 loại sán lá máu kí sinh ở người như: 

  • S.japonicum phân bố nhiều ở khu vực Đông Á, ở một số nước như: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines…
  • S.haematobium thường phân bố ở châu Phi hay vùng Trung Đông. 
  • S.mansoni phân bố ở châu Phi thuộc khu vực sông Nil, Congo, Ai Cập, châu Mỹ La Tinh.
  • S.interc alatum phân bố ở Ai Cập, Gabon, Congo,…

Ấu trùng sán thường chui vào ốc và ký sinh ở cơ thể ốc, từ dạng ấu trùng lông sẽ phát triển thành ấu trùng đuôi. Mức độ sản sinh sẽ phụ thuộc vào môi trường. Khi ở điều kiện lý tưởng, ký chủ ốc sẽ phóng thích ra ấu trùng đuôi, chu trình sinh sản này sẽ diễn ra trong nhiều tuần. Từ một ấu trùng lông trung bình sẽ hình thành hàng trăm nghìn ấu trùng đuôi. 

Ấu trùng đuôi di chuyển tự do trong nước nên khi con người bơi dưới nước, ấu trùng đuôi sẽ chui qua da và bỏ lại phần đuôi. Chỉ cần chúng ta tiếp xúc với nước, ấu trùng đuôi sẽ nhanh chóng chui qua da. Sau khi vào cơ thể, ấu trùng sán lá máu sẽ tới hệ tuần hoàn theo đường máu và phát triển thành sán trưởng thành ký sinh ở tĩnh mạch cửa. Sau khi thụ tinh sẽ đẻ trứng và có vòng đời 20 năm. 

Sán lá máu là gì? Sán lá máu kí sinh ở đâu? 1

Sán lá máu cũng vào cơ thể con người bằng cách xâm nhập qua da

Triệu chứng nhiễm sán lá máu

Sán lá máu khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra nhiều triệu chứng tại các vị trí khác nhau: 

  • Tại da: Đây là nơi có biểu hiện bệnh sớm nhất khi ấu trùng chui vào da, xâm nhập vào từng cơ thể. Triệu chứng thường gặp là cơ thể ngứa ngáy, sau vài ngày thì nổi mẩn thành từng đám, sốt, kèm theo mệt mỏi, khó chịu. 
  • Nhiễm trùng: Xảy ra khi xuất hiện phản ứng da khoảng 1-2 tháng, bệnh có biểu hiện bằng tình trạng quá mẫn, xuất hiện mề đay, kèm sốt, ngứa ở da và đau mỏi các cơ.  
  • Giai đoạn toàn phát: Tùy vào từng loại tác nhân gây bệnh và vị trí tổn thương sẽ có biểu hiện khác nhau. S.japonicum sẽ gây ra sán máu gan- lách với triệu chứng sốt rét, đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa,... S.haematobium thì sẽ gây bệnh sán máu tiết niệu – sinh dục, triệu chứng thường gặp được phát hiện ở bàng quang và cơ quan sinh dục như bướu gai màng nhầy bàng quang, ứ đoạn tuần hoàn,... S.mansoni sẽ gây sán máu đường ruột, triệu chứng khi bị nhiễm sán lá máu không rõ ràng, có thể xuất hiện tình trạng phân lỏng xen với táo bón, nổi mẩn ngứa, gan lách bị sưng to. Còn S.intercalatum cũng là sán lá, biểu hiện tương đồng với S. mansoni.

Sán lá máu là gì? Sán lá máu kí sinh ở đâu?2

S.japonicum sẽ gây ra sán máu gan-lách với triệu chứng sốt rét

Biện pháp điều trị nhiễm sán lá máu

Hiện nay, nhiều người sẽ sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh sán máu gây ra như niridazole, praziquantel, oxamniquine. Thuốc Niridazaole có độc tính cao, có tác dụng phụ là ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, còn oxaminiquine thì ít độc lực hơn, có thể sử dụng để điều trị rộng rãi, nhưng chỉ có hiệu quả với S.mansoni. Thuốc còn lại là praziquantel hiệu quả tốt khi điều trị các loại sán máu nên được sử dụng nhiều hơn. 

Chu trình gây bệnh của sán máu có đặc điểm là cần lượng ký chủ lớn, do đó, với tình hình kinh tế xã hội, điều kiện môi trường sẽ ảnh hưởng đến khả năng lưu hành bệnh. Những người cần đề phòng nhiễm sán lá máu là những người làm nông, đánh bắt thủy sản, cấy lúa nước, chài lưới,... 

Sán lá máu là gì? Sán lá máu kí sinh ở đâu? 3

Nhiều người sẽ sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh sán máu

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có nhiều thông tin thú vị và cần thiết hơn về sán lá máu cũng như nơi ký sinh của sán lá máu. Hãy thực hiện một số biện pháp để phòng ngừa và chữa trị khi bị nhiễm sán lá máu. 

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin