Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sàng lọc phôi hiện đang được xem là một phương pháp có khả năng giúp hỗ trợ các cặp vợ chồng hiếm muộn sinh con ra khỏe mạnh, hạn chế mắc các lỗi di truyền về gen. Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này và trả lời cho thắc mắc “sàng lọc phôi có ảnh hưởng đến chất lượng phôi không” thì hãy cùng đọc ngay bài viết sau nhé!
Sàng lọc phôi giúp nâng cao việc chẩn đoán và phát hiện sớm những bất thường về số lượng nhiễm sắc thể ở trong phôi. Đây là những yếu tố góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ cho quá trình sinh sản thuận lợi, con sinh ra khỏe mạnh và giảm thiểu các bệnh di truyền.
Trước khi trả lời thắc mắc “Sàng lọc phôi có ảnh hưởng đến chất lượng phôi không?” thì hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này là gì trước nhé.
Sàng lọc phôi là một trong những kỹ thuật hiện đại, giúp phân tích gen di truyền trước khi chuyển phôi. Qua đó, bác sĩ có thể quan sát từ kết quả phân tích để tư vấn cho các cặp vợ chồng lựa chọn những phôi thai có chất lượng tốt nhất về gen di truyền trước khi thực hiện chuyển phôi vào tử cung của người vợ.
Phôi thai được hình thành nên nhờ sự kết hợp giữa tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ. Mỗi tế bào trong phôi đều có thông tin về gen di truyền hay còn được gọi là nhiễm sắc thể. Quá trình sàng lọc phôi thai có thể giúp bác sĩ chủ động phân tích xem phôi thai đó có những tế bào có các nhiễm sắc thể bất thường hay không. Kỹ thuật này hay được dùng cho những cặp vợ chồng gặp tình trạng hiếm muộn, cao tuổi, chuyển phôi thất bại nhiều lần, có tiền sử bị sảy thai.
Sàng lọc phôi giai đoạn tiền làm tổ có thể giúp phát hiện tới 2000 dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Đơn cử như một số dị tật có liên quan tới sự bất thường của nhiễm sắc thể như:
Theo thống kê, trung bình khoảng 4% trẻ em sinh ra sẽ có các bất thường nhiễm sắc thể. Từ đó gây ra những dị tật bẩm sinh như Down, Edwards, Patau,... hoặc các bệnh di truyền bao gồm bệnh ung thư vú, mù màu, loạn dưỡng cơ, tan máu bẩm sinh.
Đối với các cặp vợ chồng làm thụ tinh ống nghiệm thì tỉ lệ mắc các dị tật này sẽ cao hơn. Bởi đa số các trường hợp làm thụ tinh ống nghiệm là những phụ nữ lớn tuổi, lúc này chất lượng trứng đã bị giảm dần đi theo thời gian. Từ đó khiến nguy cơ khuyết tật/dị tật bẩm sinh cao hơn.
Cũng do đó, việc sàng lọc phôi tiền làm tổ đóng vai trò quan trọng để giúp các cặp vợ chồng có thể sinh con ra khỏe mạnh hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc dị tật và các bệnh lý di truyền.
Sàng lọc phôi tiền làm tổ sẽ giúp phát hiện xem những tế bào trong phôi thai đó có gặp các bất thường nhiễm sắc thể hay không. Qua đó, bác sĩ có thể tư vấn cho các cặp vợ chồng chọn lọc ra phôi chất lượng nhất để thực hiện chuyển phôi. Nhờ vậy mà hỗ trợ giúp cho em bé chào đời khỏe mạnh và hạn chế mắc các dị tật bẩm sinh hơn.
Hiện nay, việc sàng lọc phôi không gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng phôi thai. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng chỉ sàng lọc phôi khi có chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời, cần tuân thủ các hướng dẫn, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật sàng lọc phôi và giải đáp được thắc mắc “Sàng lọc phôi có ảnh hưởng đến chất lượng phôi không?”. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn và đưa ra quyết định có nên sàng lọc phôi hay không, các cặp vợ chồng cần thăm khám để nhận hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.