Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sàng lọc ung thư cổ tử cung gồm những xét nghiệm nào?

Ngày 15/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Các chuyên gia khuyến cáo chủ động sàng lọc là phương pháp tốt nhất để phát hiện những bất thường của cơ thể. Vậy sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm những xét nghiệm nào?

Theo Ghi nhận ung thư 2020, Việt Nam có khoảng hơn 4.000 ca mắc mới và có 2.223 ca tử vong vì ung thư cổ tử cung. Vì phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn nên các chị em nên đi khám phụ khoa, xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ để phòng ngừa bệnh.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung là gì?

Nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung là do sự hiện diện của virus HPV. HPV, đặc biệt là HPV type 16 và 18 có thể được phát hiện ở 99% các trường hợp khối u cổ tử cung. Việc sàng lọc ung thư cổ tử cung là rất quan trọng. Các phương pháp sàng lọc ung thư hiện nay bao gồm xét nghiệm tế bào học Pap smear, xét nghiệm HPV và sàng lọc cổ tử cung bằng test acetic.

sang-loc-ung-thu-co-tu-cung-gom-nhung-xet-nghiem-nao 1.jpg
Việc sàng lọc ung thư cổ tử cung là rất quan trọng

Sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp phát hiện các tổn thương tiền ung thư, nhờ đó có thể điều trị thích hợp trước khi chúng tiến triển thành ung thư xâm nhập. Việc sàng lọc có thể được thực hiện bằng với Pap test hay HPV test hoặc kết hợp cả hai. Các mẫu tế bào cổ tử cung và mẫu HPV được thu thập trong quá trình đặt mỏ vịt. Đối với một số mẫu Pap test, một mẫu có thể được sử dụng cho cả hai xét nghiệm, một số khác có thể được lấy thành hai mẫu riêng biệt.

Các phương pháp sàng lọc cơ bản hiện nay

Xét nghiệm tế bào hay còn gọi là Pap test

Pap test là phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung tiêu chuẩn trong nhiều năm, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh từ 60 đến 90% và tỷ lệ tử vong giảm 90%. Tuy nhiên, giới hạn độ nhạy test tế bào là 50%. Gần đây, xét nghiệm HPV đã được đưa vào các chương trình sàng lọc, DNA của HPV có mặt ở hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung và trong một số nghiên cứu có độ nhạy đối với tổn thương CIN 2+ cao hơn so với xét nghiệm tế bào ở một vài nghiên cứu.

Đối với phương pháp này thì có 2 loại mẫu xét nghiệm tế bào: Pap smear truyền thống và một loại có chứa dung dịch lỏng cố định Thinprep. Cả hai phương pháp đều thu thập tế bào từ bề mặt bên ngoài và bên trong cổ tử cung để đánh giá vùng chuyển tiếp, khu vực có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao nhất.

Xét nghiệm HPV

Nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV. HPV, đặc biệt là các type HPV 16 và 18 được phát hiện ở 99% các khối u cổ tử cung.

sang-loc-ung-thu-co-tu-cung-gom-nhung-xet-nghiem-nao 2.jpg
Nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là nhiễm virus HPV

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, các loại bệnh lý của ung thư cổ tử cung là: Ung thư biểu mô vảy, ung thư biểu mô tuyến và các loại khác nhưng thư tuyến vảy cổ tử cung, ung thư thần kinh nội tiết và ung thư không biệt hóa. Trong đó ung thư biểu mô vảy chiếm từ 70 đến 80%, ung thư biểu mô tuyến chiếm từ 20 đến 25%. Các loại hiếm gặp khác bao gồm tế bào sáng và ung thư biểu mô tuyến dường như không có sự liên quan đến HPV.

3 xét nghiệm HPV được Tổ chức quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ hay còn được viết tắt là FDA chấp nhận đã cho thấy kết quả đối với tất cả các loại có nguy cơ cao. Test HPV cobas cung cấp kết quả xác định loại HPV 16 và 18 cùng với 12 loại khác cũng phù hợp để sàng lọc.

Khám cổ tử cung với test acetic

Sử dụng kiểm tra bằng mắt thường kết hợp với test acetic, sau đó điều trị giúp giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung so với việc không sàng lọc. Pap test được coi là tiêu chuẩn để sàng lọc ung thư cổ tử cung, giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh từ 60 đến 90% và tỷ lệ tử vong giảm đến 90%. Tuy nhiên, giới hạn độ nhạy của xét nghiệm tế bào là khoảng 50%.

Sự kết hợp giữa xét nghiệm HPV và quan sát với phương pháp trên giúp cân bằng ưu điểm và nhược điểm của từng xét nghiệm nhằm tối đa hóa khả năng sàng lọc, tăng độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm. Có hai cách để kết hợp hai loại xét nghiệm: Sàng lọc dương tính và nếu kết quả bất thường thì thực hiện xét nghiệm thứ hai, hoặc làm cả hai xét nghiệm cùng lúc.

sang-loc-ung-thu-co-tu-cung-gom-nhung-xet-nghiem-nao 3.png
Khám cổ tử cung với test acetic kết hợp giữa xét nghiệm HPV giúp tối đa hóa khả năng sàng lọc

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Dưới đây là một số cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung mà bạn có thể tham khảo:

  • Tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
  • Tình dục an toàn: Virus HPV có thể lây truyền từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh qua tiếp xúc da kề da, đặc biệt là qua đường hậu môn, âm đạo và các hình thức quan hệ tình dục khác như quan hệ tình dục bằng miệng, chạm vào bộ phận sinh dục hoặc dùng chung đồ chơi tình dục.
  • Không lạm dụng thuốc tránh thai: Nhiều phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tránh thai sẽ khiến phụ nữ không sử dụng các phương pháp ngừa thai khác như bao cao su khi quan hệ tình dục, dẫn đến tăng nguy cơ tiếp xúc với virus HPV.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh âm đạo kém làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như chảy máu, khí hư màu vàng xanh, mùi hôi, kinh nguyệt không đều…, cần phải khám phụ khoa và điều trị kỹ lưỡng để tránh tình trạng bệnh phát triển nghiêm trọng.

Trên đây là những thông tin tham khảo về sàng lọc ung thư cổ tử cung. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các cách sàng lọc hiện nay cũng như cách bảo vệ bản thân khỏi loại virus nguy hiểm này.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Sức khỏe