Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gan là một cơ quan phức tạp với cấu trúc và chức năng đa dạng. Vậy sau khi hiến gan có mọc lại không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về quá trình tái tạo lại cấu trúc cũng như phục hồi chức năng gan sau khi hiến tạng nhé!
Gan là cơ quan đa chức năng với vai trò không thể thiếu trong việc duy trì sức khỏe, cân bằng nội môi của cơ thể. Từ việc tổng hợp và chuyển hóa các chất dinh dưỡng, giải độc, bài tiết mật đến dự trữ các vitamin và khoáng chất, gan đóng góp vào hầu hết các quá trình sinh lý quan trọng. Vậy người sau hiến gan có mọc lại không? Gan có khả năng tái tạo, hoạt động hiệu quả giúp cơ thể hoạt động bình thường, duy trì sức khỏe toàn diện.
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể, đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng sinh lý quan trọng. Nằm trong ổ bụng phía bên phải, ngay dưới lồng ngực, gan tiếp giáp với nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Khối lượng của gan dao động từ 1,4 đến 1,8 kg đối với nam và từ 1,2 đến 1,4 kg đối với nữ. Khi cộng thêm lượng máu chứa trong gan khoảng 800 đến 900 ml, tổng trọng lượng của gan lên tới khoảng 2,3 đến 2,4 kg.
Về kích thước, gan có chiều dài từ 25 đến 28 cm, bề rộng từ 16 đến 20 cm, độ dày từ 6 đến 8 cm. Gan được chia thành hai phần chính là gan phải và gan trái. Tuy nhiên, để đảm bảo việc chẩn đoán, điều trị chính xác, gan thường được phân chia thành 8 hạ phân thùy, được đánh số từ 1 đến 8. Sự phân chia này giúp xác định chính xác vị trí tổn thương, từ đó hỗ trợ trong các can thiệp phẫu thuật.
Cấu trúc của gan bao gồm hai thành phần chính là bao gan và mô gan. Trong đó, bao gan bao gồm hai lớp là bao thanh mạc và bao xơ. Bao thanh mạc là lớp phúc mạc bọc bên ngoài gan. Bao thanh mạc là một lớp màng mỏng, mịn, có vai trò bảo vệ và giảm ma sát giữa gan với các cơ quan lân cận.
Trong khi đó, bao xơ dính chặt vào bao thanh mạc ở bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với nhu mô gan. Bao xơ hỗ trợ cấu trúc, đồng thời bảo vệ mô gan. Mô gan là thành phần chính của gan, bao gồm:
Người sau khi hiến gan có mọc lại không? Gan là một cơ quan thiết yếu trong cơ thể với nhiều chức năng quan trọng giúp duy trì sức khỏe, cân bằng nội môi. Các chức năng của gan bao gồm tổng hợp, chuyển hóa, giải độc, bài tiết mật và dự trữ, mỗi chức năng đóng một vai trò thiết yếu trong các hoạt động sinh lý, kết hợp điều hòa cơ thể.
Gan là cơ quan chủ chốt trong việc tổng hợp nhiều chất quan trọng cho cơ thể. Một trong những chức năng chính của gan là tổng hợp glucose từ các thành phần như lactate, amino acid. Quá trình này giúp duy trì mức đường huyết ổn định, đặc biệt giữa các bữa ăn hoặc khi cơ thể trong tình trạng đói.
Gan cũng là cơ quan duy nhất có khả năng tổng hợp albumin, một loại protein quan trọng trong huyết tương. Albumin đóng vai trò trong việc duy trì áp suất thẩm thấu huyết tương, vận chuyển nhiều chất trong máu, bao gồm hormone, vitamin và thuốc.
Ngoài ra, gan tham gia vào quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu cần thiết cho việc đông máu bình thường, góp phần ngăn ngừa chảy máu quá mức trong các tình huống chấn thương.
Mặt khác, gan đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ từ thực phẩm. Chức năng chuyển hóa của gan bao gồm:
Bên cạnh đó, một trong những chức năng quan trọng của gan là giải độc. Gan giúp chuyển hóa các chất độc nội sinh và ngoại sinh thành các chất không độc hoặc ít độc hơn để thải ra ngoài cơ thể.
Gan sản xuất mật, một dịch tiêu hóa quan trọng giúp cơ thể hấp thu lipid và các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, và K). Mật được sản xuất bởi các tế bào gan, sau đó được đổ vào các ống mật, cuối cùng đi vào túi mật để dự trữ, phân phối khi cần thiết. Mật đóng vai trò trong việc nhũ hóa chất béo, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thu chất béo hiệu quả hơn.
Một trong những câu hỏi phổ biến liên quan đến gan là liệu sau khi tổn thương hoặc khi hiến gan có mọc lại không. Để trả lời câu hỏi này cần hiểu về khả năng tái tạo của gan cùng các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này.
Gan có khả năng tái tạo vượt trội so với các cơ quan khác trong cơ thể. Khi gan bị tổn thương, có thể tự phục hồi và tái tạo lại mô gan. Khả năng này cho phép gan phát triển lại gần như hoàn toàn nếu tổn thương dưới 25% khối lượng gan.
Đối với tổn thương lớn hơn, mặc dù gan vẫn có khả năng tái tạo nhưng kích thước, chức năng của gan sau khi phục hồi có thể không đạt được mức như ban đầu.
Vậy khi hiến gan có mọc lại không? Khi một phần gan được hiến tặng cho người khác, gan của người hiến tặng có khả năng tái tạo lại phần mô đã bị mất. Quá trình phục hồi này thường diễn ra trong vài tháng, gan có thể phục hồi gần như hoàn toàn về khối lượng và chức năng. Tuy nhiên, việc tái tạo có thể chậm hơn nếu người hiến tặng có tình trạng sức khỏe kém hoặc nếu phần gan bị lấy đi rất lớn.
Bởi vậy, khả năng tái tạo của gan cũng được khai thác trong điều trị các bệnh lý gan. Trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư gan, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần gan bị tổn thương nhằm ngăn chặn sự lan rộng của tế bào ung thư.
Phần gan còn lại có khả năng tái tạo để duy trì chức năng của cơ quan này. Trong trường hợp phải loại bỏ phần lớn mô gan, việc ghép gan từ người hiến tặng có thể được thực hiện để thay thế phần gan đã mất.
Mặc dù gan có khả năng tái tạo rất tốt vẫn có những hạn chế cần lưu ý. Nếu gan liên tục bị tổn thương do các yếu tố như rượu bia, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc độc tố từ thức ăn, nước uống, khả năng tái tạo của gan sẽ giảm dần.
Đồng thời, nếu tổn thương quá nghiêm trọng hay kéo dài, gan có thể không còn khả năng phục hồi, dẫn đến sự thay thế mô gan bằng mô xơ, một tình trạng gọi là xơ gan. Xơ gan không thể phục hồi hoàn toàn, làm giảm chức năng gan nghiêm trọng.
Thông qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc của quý độc giả về trường hợp khi hiến gan có mọc lại không? Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có khả năng tái tạo một cách đáng kể. Gan có thể phục hồi khi một phần bị tổn thương hoặc khi hiến tặng một phần gan.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.