Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rất nhiều bậc phụ huynh có thắc mắc Scarlet fever là gì? Scarlet fever là một bệnh nhiễm trùng phổ biến xuất hiện ở trẻ. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ở các cơ quan như tim, thận và các bộ phận khác của cơ thể. Vậy làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Scarlet fever là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em, gây ra bởi sự phát triển của vi khuẩn trong họng. Với khả năng lây truyền cao, đây là một nguy cơ đáng lo ngại mà các phụ huynh nên chú ý đặc biệt khi con mình bị nhiễm bệnh. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết về Scarlet fever là gì, nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp chẩn đoán và điều trị Scarlet fever.
Scarlet fever còn có tên gọi khác là sốt tinh hồng nhiệt, là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính có thể xảy ra do vi khuẩn streptococcus pyogenes gây ra, cụ thể là chủng liên cầu beta-huyết đạm nhóm A. Tuy nhiên, đôi khi cũng có thể do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) gây ra. Bệnh thường phát triển sau khi mắc bệnh viêm họng hoặc bị nhiễm trùng da.
Scarlet fever là gì? Biểu hiện của bệnh Scarlet fever là sự xuất hiện của các vết phát ban màu đỏ hoặc hồng, bóng bẩy trên da, bắt đầu từ khu vực quanh miệng và mặt, sau đó lan rộng sang toàn bộ cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mắc các triệu chứng khác như đau họng, sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn.
Scarlet fever thường ảnh hưởng đến trẻ em từ 2 đến 10 tuổi nhiều nhất. Dưới 2 tuổi, trẻ thường được bảo vệ bởi kháng thể chống độc tố mà chúng nhận được từ mẹ. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ thì không có sự chênh lệch đáng kể.
Mặc dù hiện nay, sự tiến bộ trong việc sử dụng kháng sinh đã giúp giảm thiểu sự nghiêm trọng của bệnh, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, Scarlet fever có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm nhiễm cơ tim, viêm khớp và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể gây tử vong.
Bệnh Scarlet fever được gây ra chủ yếu do nhiễm khuẩn streptococcus pyogenes, một loại vi khuẩn thuộc nhóm liên cầu beta-huyết đạm nhóm A. Vi khuẩn này tổng hợp một chất độc gây ra phản ứng tức thì trong cơ thể, dẫn đến triệu chứng ban đỏ trên da. Đôi khi, các vấn đề da liên quan như bệnh chốc cũng có thể là nguyên nhân của bệnh Scarlet fever.
Nguyên nhân gây Scarlet fever là gì? Scarlet fever là một bệnh truyền nhiễm, chủ yếu lây từ người này sang người khác thông qua các giọt nước bắn từ đường hô hấp như khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Thống kê cho thấy khoảng 15 - 20% trẻ em trong độ tuổi đi học thuộc nhóm người mang vi khuẩn. Tuy nhiên, chỉ những người có cơ địa nhạy cảm với độc tố của vi khuẩn mới phát triển thành bệnh. Vì vậy, trong một gia đình có hai trẻ đều mang vi khuẩn, có thể chỉ có một trẻ bị mắc bệnh Scarlet fever.
Bên cạnh đó, Scarlet fever cũng có thể lây lan qua các tiếp xúc trực tiếp với tổn thương trên da, chia sẻ vật dụng bị nhiễm khuẩn hoặc sử dụng chung quần áo.
Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh Scarlet fever bao gồm:
Triệu chứng của Scarlet fever thường xuất hiện trong khoảng từ 1 đến 4 ngày và bao gồm những dấu hiệu sau:
Nếu không được điều trị, tình trạng sốt và ban đỏ có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào ngày thứ 2 và dần trở lại bình thường trong vòng 5 đến 7 ngày tiếp theo. Ban đỏ sẽ mờ dần, da bong tróc và trở nên giống như tình trạng da bị bỏng nắng. Tuy nhiên, ở các vùng như nách, háng, đầu ngón tay, chân, việc bong tróc da có thể kéo dài đến 6 tuần.
Chẩn đoán và điều trị Scarlet fever thường dựa vào diễn biến của triệu chứng và kết quả các xét nghiệm sau:
Sau khi được chẩn đoán, nếu phát hiện vi khuẩn liên cầu nhóm A là nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng kháng sinh với liều lượng phù hợp trong khoảng 10 ngày.
Thường thì, triệu chứng sốt sẽ cải thiện từ 12 đến 24 giờ sau khi bắt đầu sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, các biểu hiện da có thể kéo dài trong vài tuần.
Lưu ý: Mặc dù các triệu chứng có thể giảm sau khi bắt đầu điều trị, nhưng cha mẹ không nên ngưng sử dụng thuốc ngay mà cần tiếp tục đảm bảo rằng trẻ em uống đủ liều lượng kháng sinh để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Ở những phần trên, chúng ta đã nắm được Scarlet fever là gì? Vậy biện pháp phòng ngừa bệnh Scarlet fever như thế nào?
Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ thông tin cần thiết giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc Scarlet fever là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này. Hy vọng thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này và áp dụng biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.