Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Mang thai

Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Một số phương pháp siêu âm thai hiện nay

Ngày 10/10/2023
Kích thước chữ

Việc siêu âm thai để các mẹ bầu có thể kiểm tra được tình trạng của thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hiện nay có những phương pháp siêu âm thai nào? Liệu việc siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Siêu âm thai là phương pháp phổ biến để thu nhận được hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, thai kỳ là thời gian nhạy cảm, nên không ít thai phụ lo lắng khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nào, kể cả siêu âm. Vậy siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không nếu bị lạm dụng quá mức?

Các phương pháp siêu âm hiện nay

Trước khi giải đáp thắc mắc siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không, hãy cùng tìm hiểu về một số phương pháp siêu âm hiện nay. Siêu âm thai là một phương pháp không xâm lấn giúp thu được hình ảnh của thai nhi. Giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán được tình trạng của thai nhi. Cơ chế của siêu âm chính là sử dụng loại đầu dò có tần số cao giúp thu nhận hình ảnh của bào thai trong bụng người mẹ sau đó phản xạ lại và thể hiện qua hình ảnh y khoa. Đồng thời cũng cung cấp thêm các chỉ số giúp cập nhập về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.

Ý nghĩa của việc siêu âm thai và siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không? - 1
Siêu âm thai giúp kiểm tra sức khỏe thai nhi và mẹ bầu

Hiện nay, siêu âm thai là một phương pháp phổ biến được áp dụng thường xuyên trong thăm khám và chẩn đoán bệnh. Có nhiều phương pháp siêu âm khác nhau như siêu âm trắng đen, siêu âm Doppler màu, siêu âm 3D - 4D. Về bản chất, các loại siêu âm này đều giống nhau và đều dựa vào nguyên tắc của siêu âm trắng đen.

Phương pháp siêu âm trắng đen

Siêu âm trắng đen thường quy thể hiện cường độ sáng của các cấu trúc một cách khác nhau. Từ đó giúp nhìn thấy mức độ phản hồi của các cấu trúc khác nhau. Nhờ đó, bác sĩ có thể phân biệt được các cơ quan trong cơ thể, nhận biết các bất thường và đưa ra chẩn đoán phù hợp.

Phương pháp siêu âm Doppler màu

Phương pháp siêu âm Doppler (ultrasound Doppler) là phương pháp được áp dụng nhiều trong siêu âm thai kỳ. Nhờ khả năng đo dòng chuyển động trong mạch máu, hướng dòng chảy và vận tốc dòng chảy. Siêu âm Doppler có thể đo được các chỉ số của thai nhi trở kháng như: Động mạch rốn, động mạch não giữa,... Điều này giúp các bác sĩ có thể phát hiện sớm và chính xác các dị tật về mặt hình thái của thai nhi. Và còn giúp theo dõi tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Siêu âm Doppler màu gồm 2 loại là siêu âm xung và siêu âm Doppler liên tục. Kỹ thuật này được xem là phương pháp siêu âm an toàn nhất cho mẹ và bé, ngay cả đối với thai phụ trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.

Phương pháp siêu âm 3D - 4D

Siêu âm 3D là loại phương pháp được chỉ định nhiều nhất hiện nay. Đối với phương pháp này, đầu dò sóng siêu âm được phát ra với nhiều góc độ khác nhau. Sau khi sóng được thu nhận và xử lý qua máy tính sẽ cho ra hình ảnh không gian 3 chiều. Thế nên phương pháp này thường được chỉ định để khảo sát cấu trúc gương mặt thai nhi hay các cấu trúc động như tim thai nhi.

Ý nghĩa của việc siêu âm thai và siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không? - 2
Siêu âm 3D cho hình ảnh sinh động và chân thực về thai nhi

Siêu âm 4D được phát triển trên nền tảng của phương pháp siêu âm 3D. Có sự nâng cấp hơn so với phương pháp siêu âm 3D ở tính năng ghi nhận hình ảnh trực tiếp từ thai nhi. Nhờ đó bố và mẹ của bé có thể nhìn thấy con cử động một cách rõ nét và sinh động.

Trả lời thắc mắc thường gặp của các mẹ: Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Siêu âm là phương pháp phổ biến thường được thực hiện nhằm giúp các bác sĩ có hình ảnh trực quan về cấu trúc, trạng thái của thai nhi. Ngoài ra, còn giúp bậc phụ huynh có thể quan sát được từng giai đoạn phát triển của bé. Chính vì thể nhiều người muốn thực hiện siêu âm nhiều lần, nhưng siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không nếu thực hiện nhiều lần?

Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng khoa học cho thấy việc siêu âm gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, đối với các bào thai chỉ mới được 1 - 2 tháng tuổi (hay dưới 10 tuần) được khuyến cáo không nên sử dụng siêu âm Doppler vì các tác dụng nhiệt có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi thời kỳ đang hình thành và phát triển các cơ quan quan trọng này. Hơn nữa, việc lạm dụng siêu âm nhiều lần cũng là điều không nên vì nguy cơ có thể gặp trong quá trình đi lại, lãng phí thời gian thăm khám và gây hại cho tâm lý của mẹ khi hồi hộp lúc kiểm tra sức khỏe nhiều lần.

Ý nghĩa của việc siêu âm thai và siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không? - 3
Nhiều người thắc mắc siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không

Tần suất siêu âm thai hợp lý

Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi được chia làm 3 giai đoạn đánh dấu sự phát triển của bé đó là 3 tháng đầu thai kỳ ứng với tuần thứ 12 - 14, 3 tháng giữa thai kỳ ứng với tuần thai thứ 22 - 24 và 3 tháng cuối thai kỳ ứng với thai được 32 - 34 tuần.

Dựa vào các mốc thời điểm này mà chia thành các đợt siêu âm thai như sau:

  • Tuần 6 - 10: Thực hiện siêu âm thai vào thời điểm này giúp xác định thai đã vào tử cung chưa, là thai đơn hay thai đôi và có tim thai hay không.
  • Tuần 12 -14: Thực hiện đo khoảng sáng sau gáy (double test) để dự đoán bất thường trên nhiễm sắc thể gây hội chứng Down, dị dạng tim, dị dạng tay chân,...
  • Tuần 22 - 24: Khảo sát các cấu trúc cơ quan của thai nhi giúp bác sĩ cũng có thể phát hiện sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng các cơ quan nội tạng ở thời kỳ này.
  • Tuần 32 - 34: Kiểm tra động mạch, tim, một phần của não và dây rốn có thể vận chuyển chất dinh dưỡng hay không. Ngoài ra còn có thể kiểm tra vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không, đồng thời cung cấp một số thông tin cần thiết về việc thực hiện siêu âm thai giúp các mẹ có thể đưa ra lịch trình thăm khám thai phù hợp.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm