Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sinh con – Hỗ trợ sinh sản và các lựa chọn khác sau điều trị ung thư

Ngày 13/05/2022
Kích thước chữ

Một số phương pháp điều trị ung thư có thể làm cho bệnh nhân khó có con sau này. Hóa trị, xạ trị và phẫu thuật gây hại cho cơ quan sinh sản có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Khả năng có con được gọi là khả năng sinh sản. Vô sinh là không có khả năng sinh con, nó có thể được gây ra bởi những lí do như: Tinh trùng hoặc trứng ít, nồng độ hormone sinh sản thấp và do sẹo hoặc cơ quan sinh sản bị loại bỏ, ngăn ngừa thụ thai hoặc phát triển bình thường của thai kỳ... Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho bạn đọc những thông tin mới nhất về sinh con – hỗ trợ sinh sản và các lựa chọn khác sau khi điều trị ung thư.

Những lựa chọn bảo vệ khả năng sinh sản khi điều trị ung thư

Các lựa chọn để bảo vệ khả năng sinh sản trong quá trình điều trị ung thư. Bao gồm những phương án như sau:

  • Thu thập và đông lạnh tinh trùng, trứng hoặc phôi trước khi điều trị.
  • Bảo vệ cơ quan sinh sản trong quá trình điều trị.
Sinh con – Hỗ trợ sinh sản và các lựa chọn khác sau điều trị ung thư1 Có nhiều sự lựa chọn bảo vệ khả năng sinh sản khi điều trị ung thư

Mở rộng gia đình thông qua sinh sản của bên thứ ba

Bạn cũng có thể mở rộng gia đình của mình thông qua cái được gọi là sinh sản của bên thứ ba. Điều này bao gồm:

  • Sử dụng trứng hiến tặng đối với nữ (nếu buồng trứng của bạn không sản xuất trứng khỏe mạnh nữa).
  • Sử dụng tinh trùng hiến tặng đối với nam (nếu tinh hoàn của bạn không sản xuất tinh trùng khỏe mạnh nữa).
  • Mang thai hộ cho nữ (nếu tử cung của bạn không thể mang thai hoặc không an toàn để bạn có thai).

Hãy lưu ý rằng các lựa chọn này có thể đắt tiền hoặc phức tạp về mặt pháp lý. Tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ khi bạn đưa ra quyết định.

Sinh con – Hỗ trợ sinh sản và các lựa chọn khác sau điều trị ung thư2 Mở rộng gia đình thông qua sinh sản của bên thứ ba

Sinh con – Hỗ trợ sinh sản và các lựa chọn khác sau điều trị ung thư ở phụ nữ

Phụ nữ được sinh ra với một số lượng trứng trong buồng trứng, được gọi là trứng dự trữ. Dự trữ này giảm đi theo thời gian. Một số loại hóa trị có thể làm giảm nhanh quá trình này hơn nữa. Có ít trứng có thể khiến bạn khó mang thai. Và dự trữ buồng trứng thấp có thể dẫn đến mãn kinh sớm, có nghĩa là không còn trứng. Bác sĩ có thể kiểm tra dự trữ buồng trứng của bạn bằng cách sử dụng xét nghiệm máu và siêu âm.

Nếu bạn có hoặc có nguy cơ dự trữ buồng trứng thấp vì điều trị ung thư, một chuyên gia về sinh sản có thể cho bạn biết về các lựa chọn để bảo tồn khả năng sinh sản của bạn hoặc cải thiện cơ hội mang thai. Chúng có thể bao gồm những điều sau đây:

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Thụ tinh trong ống nghiệm là một hình thức phổ biến của hỗ trợ sinh sản. IVF sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để kích thích buồng trứng tạo trứng. Những quả trứng này được thu thập và sau đó thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Nếu điều này thành công, trứng sẽ phát triển thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại vào tử cung của người phụ nữ để phát triển thành em bé.

Sinh con – Hỗ trợ sinh sản và các lựa chọn khác sau điều trị ung thư3 Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản sau khi điều trị ung thư

Sử dụng trứng hiến tặng

Một người phụ nữ có thể lưu trữ trứng của mình trước khi điều trị - đây là một cách để bảo tồn khả năng sinh sản. Nếu người phụ nữ không lưu trữ trứng của mình trước khi bắt đầu điều trị, cô ấy có thể sử dụng trứng hiến.

Trứng hiến là từ một người phụ nữ khác. Chúng có thể được sử dụng để tạo phôi khi buồng trứng của phụ nữ không còn trứng. Trứng của người hiến được thụ tinh trong phòng thí nghiệm với tinh trùng. Tinh trùng có thể là của chồng hoặc một người khác. Trứng và thụ tinh, được gọi là phôi. Sau đó được đưa vào tử cung của người phụ nữ muốn có con. Người phụ nữ này phải có tử cung khỏe mạnh để mang thai, họ sẽ phải uống hormone trước và sau khi nhận phôi.

Trứng hiến tặng cho phép đứa trẻ mang gen của ít nhất một bố mẹ. Người hiến trứng có thể từ:

  • Thành viên gia đình.
  • Bạn bè.
  • Người cho ẩn danh.
  • Người cho từ một cơ quan hợp pháp.

Trước khi hiến trứng, tất cả người cho đều được kiểm tra:

  • Tình trạng sức khỏe.
  • Bệnh di truyền ẩn.
  • Vấn đề tâm lý.

Sử dụng phôi hiến

Tương tự như lưu trữ trứng trước khi điều trị, một người phụ nữ có thể bảo quản phôi trước khi điều trị. Điều trị vô sinh có thể cho thêm phôi. Khi đó các cặp vợ chồng có thể tặng phôi của họ. Quá trình này giống như hiến trứng. Phôi được hiến được đưa vào tử cung của người phụ nữ muốn có con.

Một đứa trẻ được sinh ra từ phôi được hiến sẽ không mang gen của cha mẹ đã chọn phôi. Nhưng thủ tục cho phép một người phụ nữ mang thai theo hình thức này. Điều này cũng được gọi là nhận phôi.

Mang thai hộ

Đôi khi, một người phụ nữ không thể sinh con. Đối với một số phụ nữ, mang thai thậm chí có thể nguy hiểm. Trong những tình huống như thế này, có thể nhờ một người phụ nữ khác mang thai cũng là một lựa chọn. Bên cạnh đó, mang thai hộ liên quan đến một người phụ nữ sẽ mang thai trong suốt thai kỳ, được gọi là người mang thai hộ. Tinh trùng của người bố sẽ được đưa vào cổ tử cung hoặc tử cung của người mang thai hộ. Quá trình này được gọi là thụ tinh nhân tạo. Đứa trẻ sẽ mang gen của người phụ nữ này.

Trường hợp khác, người mang thai hộ là một người phụ nữ sẽ mang phôi được thụ tinh từ trứng và tinh trùng của người khác. Đứa trẻ sẽ không mang gen của người mang thai.

Mang thai hộ và luật mang thai là khác nhau ở mỗi nơi. Điều quan trọng là tham khảo ý kiến ​​một luật sư nếu bạn chọn con đường này để có con.

Sinh con – Hỗ trợ sinh sản và các lựa chọn khác sau điều trị ung thư4 Phương pháp mang thai hộ có thể là sự chọn lựa đối với một số phụ nữ

Sinh con – Hỗ trợ sinh sản và các lựa chọn khác sau điều trị ung thư ở nam giới

Sử dụng tinh trùng hiến tặng

Một người đàn ông có thể lưu trữ tinh trùng của mình trước khi điều trị, đây là một cách để bảo tồn khả năng sinh sản. Nếu người đàn ông không lưu trữ tinh trùng của mình trước khi bắt đầu điều trị. Khi đó, anh ta có thể sử dụng tinh trùng của người hiến tặng. Tinh trùng của người hiến tặng được giao cho một ngân hàng tinh trùng bởi một người đàn ông khỏe mạnh khác. Các người cho thường được ẩn danh. Nhưng các ngân hàng tinh trùng thường ghi lại các đặc điểm của người cho và sàng lọc các bệnh truyền nhiễm. Đứa trẻ sẽ mang gen của người hiến tinh trùng.

Sinh con – Hỗ trợ sinh sản và các lựa chọn khác sau điều trị ung thư5 Sử dụng tinh trùng hiến tặng trong trường hợp không lưu giữ tinh trùng trước khi điều trị

Chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn

Một người đàn ông có thể không có tinh trùng trong tinh dịch sau khi điều trị ung thư. Nhưng anh ta vẫn có thể có tinh trùng khỏe mạnh trong tinh hoàn. Trong quá trình chọc hút tinh trùng, bác sĩ sẽ loại bỏ những mảnh mô tinh hoàn nhỏ. Bất kỳ tế bào tinh trùng khỏe mạnh được tìm thấy trong mô này có thể được sử dụng để tạo ra em bé. Tinh trùng có thể được sử dụng trong IVF hoặc đông lạnh để sử dụng trong tương lai. Phương pháp này không thành công như các cách thu thập và lưu trữ tinh trùng khác.

Con nuôi

Khi một cặp vợ chồng hoặc một cá nhân nhận nuôi một đứa trẻ, họ là cha mẹ hợp pháp và vĩnh viễn của đứa con nuôi. Hầu hết các cơ quan nhận con nuôi cho phép những người sống sót sau điều trị ung thư nhận con nuôi. Một số cơ quan có thể yêu cầu xác nhận bạn có sức khỏe tốt để nhận nuôi con. Các cơ quan khác có thể yêu cầu chờ đợi một khoảng thời gian nhất định sau khi điều trị ung thư trước khi bạn nhận con. Nhận con nuôi bao gồm:

Con nuôi trong nước hoặc quốc tế

  • Nhận con nuôi trong nước là khi bạn nhận nuôi một đứa trẻ ở quốc gia bạn sống. Việc nhận con nuôi trong nước có thể bao gồm trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi và trẻ em ở độ tuổi đi học.
  • Nhận con nuôi quốc tế là khi bạn nhận nuôi một đứa trẻ từ một quốc gia mà bạn không sống. Hầu hết việc nhận con nuôi quốc tế liên quan đến trẻ mới biết đi hoặc trẻ em ở độ tuổi đi học
  • Các quốc gia khác nhau có những hạn chế khác nhau cho những người muốn lựa chọn phương pháp này. Chúng có thể bao gồm tiền sử sức khỏe, yêu cầu thu nhập, tuổi hoặc tình trạng hôn nhân.

Nhận con nuôi mở hoặc kín

Trong nhận con nuôi mở, cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thể qua lại với nhau. Điều này cũng được gọi là một con nuôi được tiết lộ đầy đủ. Trong nhận con nuôi kín, chi tiết về cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi được giữ kín. Loại này là rất hiếm.

Con nuôi của tổ chức hoặc con nuôi độc lập

Các cơ quan nhận con nuôi được điều hành bởi một quốc gia hoặc địa phương. Các cơ quan được cấp phép và phải tuân theo luật pháp và quy tắc nghiêm ngặt. Việc nhận con nuôi độc lập được xử lý bởi một luật sư hoặc người hỗ trợ nhận con nuôi thay vì một cơ quan.

Sinh con – Hỗ trợ sinh sản và các lựa chọn khác sau điều trị ung thư6 Khi một cặp vợ chồng hoặc một cá nhân nhận nuôi một đứa trẻ, họ là cha mẹ hợp pháp và vĩnh viễn của đứa con nuôi

Câu hỏi để hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn

Cân nhắc hỏi nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn những câu hỏi sau đây về việc có con:

  • Làm thế nào để tôi biết nếu tôi có thể có con?
  • Nếu tôi không thể có con, lựa chọn của tôi để trở thành cha mẹ là gì?
  • Điều trị ung thư có ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của tôi không?
  • Bạn có thể giới thiệu một chuyên gia sinh sản?
  • Hormone sinh sản hoặc thuốc có thể khiến ung thư của tôi quay trở lại? Nó có thể gây ra một bệnh ung thư mới hay không?
  • Những phòng khám vô sinh chuyên về những người sống sót sau ung thư?
  • Tuổi của tôi ảnh hưởng đến lựa chọn của tôi như thế nào?
  • Tôi có thể tìm hiểu thêm về chi phí của mỗi lựa chọn ở đâu?
  • Ai có thể giúp tôi tìm tài liệu về các cách chi trả cho điều trị sinh sản hoặc nhận con nuôi?
  • Những vấn đề pháp lý hoặc đạo đức xung quanh các lựa chọn sinh sản của tôi?
  • Tôi có thể tìm tài liệu hoặc hỗ trợ ở đâu?
  • Tôi có thể tìm tài liệu mang thai hoặc hỗ trợ mang thai hộ ở đâu?

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: yhoccongdong.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin