Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách

Ngày 05/06/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bong gân hay trật khớp là những chấn thương mà ai trong chúng ta cũng có khả thể gặp phải một lần trong đời. Dưới đây là những thông tin về cách sơ cứu bong gân, trật khớp đúng cách, giúp bạn đọc phần nào hạn chế biến chứng nguy hiểm cũng như giảm nguy cơ ảnh hưởng ngiêm trọng đến khả năng vận động say này.

Bong gân hay còn gọi là hiện tượng giãn dây chằng. Dây chằng đóng vai trò là dải mô rất quan trọng, giúp kết nối các xương, giúp khớp vận động hiệu quả. Đặc điểm các khớp rất dễ bị bong gân, điển hình như khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, khớp ngón tay và khớp mắt cá chân… Chấn thương bong gân rất thường gặp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là khi chúng ta có những động tác chuyển động hay tai nạn khi mang vác những vật nặng bị sai tư thế hoặc bị té ngã do trơn trượt…

Tương tự với bong gân, trật khớp cũng là một chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, do tác động mạnh hoặc đột ngột lên khớp khiến các xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Hãy cùng nhau tìm hiểu sơ cứu đúng cách của hai vấn đề bong gân và trật khớp này nhé!

Bong gân và trật khớp

Khi người bệnh bị bong gân, vị trí chấn thương thường sưng lên rất nhanh, bầm tím và rất đau đớn. Tình trạng đau và sưng diễn ra càng nhiều khi vết thương càng nghiêm trọng. Nhiều khảo sát thống kê cho thấy, tỷ lệ phụ nữ và trẻ em bị bong gân tương đối nhiều hơn so với nam giới và người trưởng thành.

Bên cạnh đó, đối với trật khớp, chấn thương thường liên quan đến các khớp lớn trên cơ thể như: Khớp vai, khớp gối, khuỷu tay, khớp háng, khớp ngón tay và cổ chân... Ở người trưởng thành, vị trí chấn thương thường phổ biến nhất là khớp vai. Tuy nhiên, ở trẻ em thường là khớp khuỷu tay. Mức độ nghiêm trọng của chấn thương trật khớp rất khác nhau ở mỗi người do tính chất va chạm và sức khỏe cơ xương khớp của người bệnh. Ở một số bệnh nhân, chấn thương sẽ tự khỏi nhanh chóng nhưng cũng có rất nhiều trường hợp cần phải nhờ đến sự trợ giúp y tế, đặc biệt là những người cao tuổi có đặc thù hệ thống cơ xương khớp yếu.

Sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách1 Bong gân và trật khớp thường xảy ra khi người bệnh vận động sai cách hoặc do té ngã

Triệu chứng cơ bản của bong gân và trật khớp

Theo các chuyên gia cơ xương khớp khuyên rằng, trước khi tìm hiểu về cách sơ cứu bong gân và trật khớp, mỗi chúng ta cần biết rõ cách nhận biết hai loại chấn thương để thao tác thực hiện được hiệu quả hơn, cụ thể như sau:

Triệu chứng thường gặp của bong gân

  • Đau nhói là triệu chứng phổ biến: Tùy theo mức độ tổn thương mà bệnh nhân bị bong gân sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói như có luồng điện chạy qua, nhất là khi phải dồn lực lên chân đau, rất đau khi ấn tay vào vùng bị chấn thương.
  • Triệu chứng sưng đỏ: Tình trạng sưng đỏ có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc có thể xuất hiện vài giờ sau khi bị tổn thương. Tại các khớp bị bong gân sẽ có biểu hiện sưng đỏ và mức độ sưng sẽ tăng dần lên.
  • Triệu chứng tụ máu bầm: Dấu hiệu bầm tím rất thường gặp, tuy nhiên xuất hiện khá muộn sau khi bệnh nhân bị bong gân. Lúc này thể hiện tình trạng thoái hóa trong máu đã ngấm tới da.
  • Các khớp yếu hơn: Dây chằng hay gân có nhiệm vụ giữ vững các khớp, do đó khi bị tổn thương sẽ khiến cho khớp lỏng lẻo, đặc biệt ảnh hưởng tới chức năng vận động của người bệnh.
  • Khớp khó cử động hơn: Khi tình trạng sưng đỏ, lỏng lẻo xảy ra làm cho khớp khó cử động hơn. Rất nhiều trường hợp, bệnh nhân còn bị cứng khớp, phải mất nhiều thời gian xoa bóp, sau đó di chuyển nhẹ nhàng mới có thể vận động bình thường trở lại.

Triệu chứng cơ bản của trật khớp

  • Triệu chứng đau đớn: Khi bị trật khớp, bệnh nhân cũng có cảm giác đau đớn, tuy nhiên mức độ đau sẽ nhiều hơn, dữ dội hơn, không giống như bong gân thường đau âm ỉ hay đau nhói.
  • Tình trạng sưng và bầm quanh khớp: Tùy thuộc vị trí và mức độ nghiêm trọng của từng chấn thương mà khớp bị trật sẽ có dấu hiệu sưng tấy và bầm tím nhanh chóng.
  • Khớp không ổn định và mất khả năng cử động: Khi chấn thương trật khớp xảy ra khiến cho khớp bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu vốn có ảnh hưởng đến khả năng cử động, khó co duỗi hơn, biên độ vận động bị thu hẹp hơn… Rất nhiều trường hợp, bệnh nhân không cử động được khớp bị trật.
  • Gây biến dạng khớp: Với tình huống chấn thương trật khớp nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ nhận thấy khớp bị lệch một cách rõ ràng, nhất là khi so sánh giữa khớp bị chấn thương với khớp bình thường.
Sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách2 Triệu chứng cơ bản của bong gân và trật khớp

Cách sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách

Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, nguyên tắc cơ bản khi sơ cứu bong gân trật khớp là dùng phương pháp R.I.C.E. Việc hỗ trợ điều trị bằng phương pháp cơ cứu R.I.C.E rất được khuyến khích áp dụng ngay khi bị chấn thương (bong gân hoặc trật khớp) và có tác dụng rút ngắn thời gian cho việc điều trị sau này, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại với sinh hoạt bình thường. Cụ thể phương pháp này đơn giản như sau:

Rest: Nghỉ ngơi

Khi gặp phải chấn thương bong gân hay trật khớp xảy ra, điều đầu tiên cần lập tức ngừng các vận động đang diễn ra và nghỉ ngơi hoàn toàn trong 48 giờ. Người bệnh không được cố gắng hoàn thành những vận động đang dang dở. Rất nhiều trường hợp chấn thương diễn biến nặng hơn, khó điều trị hơn khi bệnh nhân tiếp tục gây áp lực lên vùng bị chấn thương.

Ice: Chườm đá lạnh

Phương pháp sơ cứu bong gân và trật khớp khác được đánh giá có hiệu quả rất tích cực là chườm lạnh. Nhờ tác dụng của nhiệt độ lạnh trực tiếp lên vùng khớp đang bị chấn thương giúp mạch máu nhanh chóng co lại, tạo cảm giác tê tự nhiên giúp bệnh nhân giảm đau, giảm lúng túng, giảm sưng tấy đồng thời giảm lưu lượng máu… do đó ít tổn thương đến các mô lân cận.

Bệnh nhân có thể dùng túi chườm lạnh để sơ cứu vết thương, thời gian cho mỗi lần chườm lạnh khoảng 15 đến 20 phút, cần thực hiện 4 đến 8 lần mỗi ngày và nên chườm trong vòng 48 giờ đầu tiên hoặc có thể thực hiện khi tình trạng sưng tấy được cải thiện, người bệnh cảm thấy thoải mái.

Sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách3 Chườm lạnh - Sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách

Compress: Sử dụng băng ép

Tại vị trí bị trật khớp hoặc bong gân nhất thiết cần được cố định chắc chắn nhằm để dây chằng hay gân có thời gian hồi phục và hạn chế bị di lệch. Phương pháp băng ép được ứng dụng rất nhiều trong trường hợp này còn có tác dụng tạo áp lực lên mao mạch, giúp giảm lưu thông máu và hạn chế nguy cơ bầm tím, sưng đỏ. Bệnh nhân có thể dùng băng thun, băng cao su tổng hợp hoặc loại vải có tính đàn hồi tốt bọc lấy phần trước và sau vùng tổn thương 3 đến 5 cm.

Khi áp dụng phương pháp này, nên chú ý nếu thấy bị tê hoặc mất cảm giác, nên nhanh chóng tháo lỏng băng ép để không gây tắc nghẽn việc tuần hoàn máu. Đối với trường hợp nặng, không can thiệp sớm có thể gây hoại tử do thực hiện không đúng cách.

Sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách4 Sử dụng băng ép - Sơ cứu bong gân trật khớp đúng cách

Elevation: Kê cao vùng bị chấn thương

Khi vùng tay chân bị chấn thương thương, cần thiết được kê cao hơn bộ phận tim có tác dụng giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng sưng phù và ứ đọng máu. Bệnh nhân kê vùng bị thương lên vị trí cao hơn bộ phận tim đồng thời kết hợp thêm các liệu pháp chườm lạnh và băng ép sẽ mang đến hiệu quả cao nhất trong vòng khoảng 48 giờ đầu.

Khi thực hiện những bước sơ cứu trên, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để được chẩn đoán cũng như được điều trị chuyên sâu giúp chấn thương nhanh chóng hồi phục.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm