Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngộ độc thuốc sâu xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với một lượng đủ nhiều thuốc trừ sâu, từ đó gây tổn hại sức khỏe và biểu hiện ra các triệu chứng. Phản ứng với thuốc sâu có thể diễn biến nhẹ tới nặng, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Sau đây, Nhà thuốc Long Châu xin gửi tới độc giả hướng dẫn cơ bản cách sơ cứu người uống thuốc sâu.
Tình trạng ngộ độc thuốc trừ sâu thường gặp ở đối tượng người lớn, đặc biệt ở đối tượng làm nông, hàng ngày tiếp xúc với thuốc trừ sâu. Khi ngộ độc thuốc trừ sâu, biểu hiện có thể là nôn mửa, đau bụng, khó thở, ho khan, nhức đầu…và nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh có thể tiến triển nặng dần, có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, khi có những biểu hiện ngộ độc thuốc trừ sâu, cần nhanh chóng thực hiện sơ cứu người uống thuốc sâu.
Ngộ độc thuốc trừ sâu có thể do nuốt, hít hay tiếp xúc trong một khoảng thời gian dài với hóa chất trừ sâu dạng khí, dạng lỏng…Ngộ độc thuốc sâu có nguy cơ gây tổn hại sức khỏe và thậm chí đe dọa tới tính mạng, tùy thuộc vào loại thuốc sâu và liều lượng mà người bệnh tiếp xúc.
Khi ngộ độc thuốc trừ sâu, các biểu hiện là:
Những biểu hiện nêu trên thường dễ nhầm với các trường hợp như ngộ độc rượu, co giật hay phản ứng với thuốc insulin mà người bệnh đang sử dụng. Vậy nên, nếu nghi ngờ ngộ độc thuốc sâu, cần kiểm tra xung quanh để có thêm thông tin về tình trạng bệnh nhân. Ví dụ như có vỏ chai thuốc sâu rỗng, thuốc vương vãi xung quanh, mùi từ cơ thể và miệng của bệnh nhân.
Ghi nhớ hoặc mang theo bao bì có tên loại thuốc trừ sâu mà bệnh nhân uống, cố gắng xác định liều lượng và thời gian bệnh nhân sử dụng thuốc sâu, sẵn sàng cung cấp thông tin giúp nhân viên y tế nắm rõ tình hình bệnh nhân hơn.
Sơ cứu người uống thuốc sâu cần được tiến hành nhanh chóng vì nó có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh nếu bị tiếp xúc với lượng nhiều.
Trong trường hợp không bắt thấy mạch đập hoặc bệnh nhân ngừng thở, cần nhanh chóng thực hiện các bước hồi sức tim phổi gồm động tác ép tim và động tác thổi ngạt. Trước khi thực hiện cần kiểm tra xem còn dị vật, thuốc sâu còn sót lại trong miệng người bệnh và loại bỏ.Sau đó thực hiện hồi sức tim phổi theo chu kỳ 30 lần ép tim tới 2 lần thổi ngạt.
Với động tác ép tim:
Với động tác thổi ngạt:
Khi bệnh nhân có mạch đập vững và nhịp thở đều, quan sát người bệnh:
Trong lúc chờ xe cấp cứu, cần liên tục theo dõi người bệnh, cụ thể:
Để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, cần có những phương pháp phòng tránh ngộ độc thuốc trừ sâu, một số cách có thể kể đến:
Nói chung, ngộ độc thuốc trừ sâu có diễn biến trong thời gian từ vài giây đến đến hàng giờ, có thể gây ra các biểu hiện từ nhẹ đến nặng, thậm chí là tử vong. Do vậy, khi bắt đầu có biểu hiện ngộ độc thuốc trừ sâu, cần nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Qua bài viết này, Nhà thuốc Long Châu đã đem đến cho bạn đọc những thông tin cơ bản về cách sơ cứu người uống thuốc sâu. Hy vọng bài viết có thể mang lại cho bạn những điều hữu ích. Nhà thuốc Long Châu xin kính chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.