Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sơ cứu vết thương chảy máu là kĩ năng cơ bản mà ai cũng nên biết. Sở dĩ như vậy bởi vết thương chảy máu có thể gặp ở rất nhiều tình huống xảy ra xung quanh đời sống, đơn giản như dùng dao cắt hoa quả, nặng hơn là vết cứa, vết rách, tổn thương sâu tới động tĩnh mạch,...
Vết thương chảy máu có nhiều mức độ, có thể nặng, có thể nhẹ. Để sơ cứu vết thương chảy máu và xử trí đúng cách, điều đầu tiên là chúng ta phải nhận định được tổn thương đó nông hay sâu, có tổn thương mạch máu, thần kinh hay không, nguy hiểm tới mức độ nào? Nhà Thuốc Long Châu sẽ gửi tới bạn tất cả những thông tin cần biết xoay quanh vấn đề này qua bài viết sau đây.
Trong cuộc sống, việc gặp phải những tai nạn không lường trước là điều hiển nhiên, tình huống có thể trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn sinh hoạt. Tổn thương tùy vị trí, tùy mức độ mà biểu hiện khác nhau, cách sơ cứu, xử trí, tiên lượng cũng khác nhau. Các bác sĩ khi nhận định vết thương thường chia ra làm 2 dạng vết thương chảy máu phổ biến:
Chảy máu ngoài mức độ nhẹ
Từ nhỏ tới lớn, bất cứ lứa tuổi nào đều có thể gặp phải những nguyên nhân gây chảy máu nhẹ ngoài da như vết cắt, vết xước, vết kim châm,… Tình huống chảy máu này không đáng lo ngại vì cơ thể chúng ta rất thông minh, nó tự khởi động một quá trình gọi là quá trình đông cầm máu ngay sau khi tổn thương một vài phút và bít lại vị trí chảy máu. Tuy nhiên, nếu chảy máu nhiều, chảy máu không cầm được, dù cho chưa tới mức tổn thương mạch máu lại phải đánh giá là tình trạng khác, không thể chủ quan các bạn nhé!
Chảy máu ngoài mức độ nặng
Như đã nói ở trên, những vết thương chảy máu ngoài (tức là chúng ta nhìn thấy máu chảy ra ngoài da) mà chảy không cầm được, chảy nhiều được đánh giá là tình trạng nặng. Người sơ cứu nhiều khi không biết có tổn thương mạch máu lớn hay không nhưng chỉ cần thấy biểu hiện trên hãy đánh giá đó là tình huống nặng, cần cấp cứu. Nếu thời gian kéo dài, người bệnh mất quá nhiều máu, tình trạng sốc mất máu sẽ xảy ra, các cơ quan thiếu máu như não, tim, phổi, gan, thận,... suy giảm chức năng cấp, tiên lượng nguy cơ tử vong cao.
Dạng vết thương chảy máu này có cách gọi khác là xuất huyết trong. Hiểu đơn giản là chảy máu ở trong nội tạng như gan, não, phổi, lách, thận, dạ dày,... bởi vì không nhìn được, nên chúng ta cũng không biết tình trạng chảy máu đang diễn ra. Đây chính là sự nguy hiểm của vết thương chảy máu trong. Người bệnh nhiều khi nhìn không có biểu hiện gì bất thường ở giai đoạn đầu, chỉ cảm thấy hơi đau ở vị trí tổn thương, nhưng sau một vài tiếng, lập tức cơn nguy kịch xuất hiện mà không kịp trở tay.
Chảy máu trong thường do tổn thương dập vỡ nội tạng, trong đó gan, lách, thận, bàng quang hay gặp nhất. Tình huống xảy ra đa số sau tai nạn, sau chấn thương. Thường những người có bị xuất huyết trong có những biểu hiện như:
Quy trình sơ cứu vết thương chảy máu ngoài mức độ nhẹ như sau:
Với vết thương chảy máu ngoài mức độ nặng thì sau các bước băng ép, sơ cứu cơ bản phải chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế để đánh giá tình trạng chảy máu và xử trí kịp thời bạn nhé!
Đối với những vết thương có dị vật, chúng ta cần lưu ý:
Đối với vết thương chảy máu trong, người không có chuyên môn khó có thể nhận biết được. Nhưng nếu có các dấu hiệu nghi ngờ chảy máu trong, chúng ta cần sơ cứu như sau:
Lưu ý:
Khi vết thương rách da, chảy máu được sơ cứu và xử lý kịp thời, chúng sẽ dần hồi phục sau một thời gian. Khi này các tế bào mới được tái tạo để khôi phục vùng tổn thương và có thể gây ra vết sẹo ở đó.
Vết sẹo thường gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới tâm lý của người bệnh. Sẹo là một dạng tổn thương lành tính, do sự tăng sinh quá mức của collagen đồng thời da cần hấp thu nhiều dưỡng chất để tái tạo mạnh mẽ. Ngoài các loại kem trị sẹo trên thị trường thông dụng như Contractubex hay Dermatic, một số cách điều trị sẹo sau chấn thương ngay tại nhà các bạn có thể tham khảo:
Mật ong chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và Hydro peroxide có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng. Không những thế, mật ong giúp trị thâm sẹo, dưỡng ẩm, làm mềm da và cung cấp những dưỡng chất thiết yếu giúp phục hồi da nhanh chóng.
Cách làm: Đầu tiên rửa sạch vùng da có sẹo, dùng 2-3 thìa mật ong nguyên chất và bôi lớp mỏng lên đó, kết hợp với mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 30 phút, cuối cùng rửa sạch da lại với nước ấm. Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày tới khi vết sẹo lồi đó mờ hẳn đi.
Trong nghệ có hoạt chất Curcumin có tác dụng kích thích sản sinh elastin tái tạo tế bào và mô mới. Đồng thời, Curcumin giúp ức chế hình thành hắc sắc tố Melanin dưới da sẽ góp phần làm mờ vùng thâm do sẹo gây ra.
Cách thực hiện: Cắt vài lát nghệ tươi rồi chà trực tiếp lên vùng da có sẹo, giữ khoảng 2 tới 3 tiếng và không cần rửa lại. Trung bình nên thực hiện 3-4 lần mỗi ngày và đều đặn 1-2 tháng.
Gừng: Gừng chứa nhiều khoáng chất như Kali, Canxi, Sắt… cùng với các caroten và nhóm vitamin B, C, E đều góp phần điều trị vết sẹo một cách hiệu quả.
Cách làm: Rửa sạch gừng rồi dùng dao cạo sạch vỏ sau đó cắt thành các lát nhỏ. Tiếp đó, bạn tiến hành xay gừng cũng một ít nước và lọc qua rây thu lại nước cốt gừng. Thêm một ít mật ong nguyên chất và khuấy với nước cốt gừng. Làm sạch vùng da có vết sẹo rồi thoa hỗn hợp lên da rồi để yên trong 30 phút cuối cùng rửa sạch lại với nước ấm. Đều đặn thực hiện 2 lần mỗi ngày và liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy kết quả.
Qua bài viết trên đây, Nhà Thuốc Long Châu đã gửi tới bạn đọc hướng dẫn cụ thể để sơ cứu vết thương chảy máu, cách xử trí tùy tình huống và phòng tránh để lại sẹo sau tổn thương. Hi vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích tới bạn đọc và đừng quên tiếp tục theo dõi Nhà Thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều tin tức hữu ích bạn nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.