Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thời tiết đang chuyển hè và càng ngày càng trở nên nắng nóng thì số trường hợp bị sốc nhiệt lại tăng cao, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Mặc dù các triệu chứng tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không xử lí kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả cực kì nghiêm trọng.
Vậy sốc nhiệt ngày hè do nguyên nhân nào và cách xử lý nhanh hiện tượng này.
Sốc nhiệt là tình trạng thân nhiệt tăng cao quá mức và diễn ra đột ngột, do tiếp xúc với nhiệt độ ngoài trời quá cao trong một khoảng thời gian dài, mà cơ thể chưa kịp thích nghi dẫn tới ra nhiều mồ hôi khiến mất nước, chất điện giải làm tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt của thần kinh trung ương.
Sốc nhiệt bao gồm:
Sốc nhiệt nóng là tình trạng tăng thân nhiệt, khác hoàn toàn với sốt, mà thể hiện sự gia tăng sinh lý cơ thể ở điểm đặt nhiệt độ. Một số yếu tố: sóng nhiệt, độ ẩm cao hay bệnh tim hoặc rối loạn da sẽ bị tác động khi bạn bị sốc nhiệt. Thường thấy ở hiện tượng say nắng-say nóng.
Lúc này, cơ thể bị sốc nhiệt do nhiệt độ ngoài trời cao hoặc do gắng sức. Trường hợp không xảy ra với người cố gắng quá sức, phần còn lại sẽ rơi vào trẻ em và người lớn tuổi,....
Nhiệt độ giảm đột ngột sẽ làm con người phải tiêu hao rất nhiều năng lượng khiến sức đề kháng suy yếu. Với những người nhạy cảm, nguy cơ gặp sốc nhiệt lạnh rất cao.
Triệu chứng sốc nhiệt lạnh thường do dị ứng thời tiết, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, đột quỵ, liệt mặt cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe.
Gần đây, thời tiết nắng nóng, mọi người ở nhà hay ở văn phòng thường có thói quen sử dụng máy lạnh với nhiệt độ thấp, chênh lệch nhiều hơn ngoài trời. Do đó, khi ra đường, mọi người rất dễ rơi vào trạng thái sốc nhiệt.
Vì vậy, để tránh sốc nhiệt máy lạnh, lưu ý chỉ nên để nhiệt độ chênh lệch từ 3-5 độ so với nhiệt độ thực tế. Sau 8 tiếng sử dụng máy lạnh, cần tắt máy lạnh và mở cửa để không khí lưu thông. Sốc nhiệt từ lạnh sang nóng rất thường gặp khi dùng điều hòa quá lâu.
Sốc nhiệt có thể xảy ra do:
Khi ở dưới môi trường nắng nóng quá lâu, khiến gia tăng nhiệt độ cơ thể. Kiểu sốc nhiệt này thường xảy ra sau khi tiếp xúc thời tiết nóng ẩm, xuất hiện thường xuyên nhất ở người lớn tuổi và người mắc bệnh mãn tính.
Tập thể dục, vận động, làm việc với cường độ cao, kéo dài dưới trời nắng nóng. Khi hoạt động quá sức, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra một lượng nhiệt lớn và mồ hôi sẽ được tiết ra để làm mát cơ thể.
Tuy nhiên, khi sốc nhiệt xảy ra là do trung tâm kiểm soát nhiệt độ của cơ thể bị trục trặc và cơ chế làm mát không xảy ra. Cứ như vậy, nhiệt độ cơ thể tiếp tục tăng cao và đẩy chúng ta vào tình huống nguy hiểm. Sốc nhiệt nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tổn thương não, tim, thận và cơ.
Mặc nhiều lớp vải khiến mồ hôi khó thoát ra, lậm vào người dẫn đến cơ thể khó làm mát nhanh chóng.
Có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Do việc uống rượu sẽ khiến các mạch máu bề mặt giãn nở, khiến độ ấm của cơ thể thoát ra nhanh chống, gây mất nhiệt.
Cơ thể bị mất nước do không bổ sung đủ lượng nước đã mất do đổ mồ hôi dễ dẫn đến những rối loạn trong cơ thể do thiếu nước, khiến bạn bị mất các chất điện giải và các chất khoáng do thiếu nước, gây nên sốc nhiệt.
Nhiệt độ cơ thể lớn hơn hoặc bằng 40 độ C là dấu hiệu chính của sốc nhiệt.
Lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật và hôn mê,...
Thay đổi bài tiết mồ hôi: Sốc nhiệt do thời tiết nóng, bạn sẽ cảm thấy da nóng và khô khi chạm vào. Tuy nhiên nếu sốc nhiệt do gắng sức, bạn sẽ cảm thấy da ẩm ướt.
Buồn nôn và nôn: Bạn có thể cảm thấy khó chịu ở bụng hoặc nôn.
Da đỏ ửng: Da có thể chuyển thành màu đỏ khi nhiệt độ cơ thể tăng lên.
Thở nhanh: Có nhịp thở nhanh và nông.
Tăng nhịp tim: Mạch có thể tăng đáng kể bởi vì tim hoạt động mạnh nhằm tăng tuần hoàn, giúp làm mát cơ thể.
Gặp người bị sốc nhiệt, cần phải tuân theo các bước sơ cứu sau đây:
Lập tức gọi xe cấp cứu, trong thời gian chờ xe cấp cứ đến thì nhanh chóng đưa người bị say nắng vào chỗ râm mát, có quạt, và cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết.
Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước.
Chườm túi nước lạnh vào cổ, nách, bẹn, lưng vì đây là những khu vực tập trung nhiều mạch máu, sẽ giúp việc hạ thân nhiệt được diễn ra nhanh hơn.
Đánh giá mức độ của người bị say nắng bằng các lay, gọi tên,.. nếu người bị say nắng đã tỉnh táo thì có thể đỡ họ dậy, cho họ uống nước, dung dịch bổ sung chất điện giải. Còn nếu chưa tỉnh thì tiếp tục thực hiện các biện pháp sơ cứu trên.
Trong trường hợp cấp cứu tới chậm, bạn có thể gọi điện tới các phòng cấp cứu trong bệnh viện để được hướng dẫn thêm.
Trước nền nhiệt độ mùa hè đang tăng cao bất thường, để có một sức khỏe tốt nhất bạn hãy bỏ túi những biện pháp trên để phòng tránh, đối phó dễ dàng với sốc nhiệt ngày hè.
Thanh Hoa
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.