Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày nay, hội chứng rối loạn lo âu xã hội hay còn gọi là hội chứng social anxiety khiến cho rất nhiều người lo sợ mình có nguy cơ mắc phải. Vậy social anxiety là gì và có cách gì để khắc phục hội chứng này?
Hội chứng social anxiety là hội chứng đang có rất nhiều người mắc phải, đặc biệt là những người trẻ, tình trạng này còn xảy ra với mức độ cao hơn. Vậy liệu bạn đã biết social anxiety là gì chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm ra câu trả lời.
Social anxiety hay còn được biết đến với tên gọi khác là hội chứng lo âu xã hội, đây là một dạng ám ảnh sợ thuộc nhóm rối loạn lo âu, thể hiện bằng sự sợ hãi quá mức kể cả trong những tình huống bình thường.
Thông thường những người mắc hội chứng này thường có xu hướng sợ đám đông, ngại giao tiếp và họ cảm thấy bản thân rất khó khăn hòa nhập trong các cuộc gặp gỡ. Cùng với đó, họ rất sợ khi bị người khác nhận xét, đánh giá về bản thân. Những biểu hiện của tình trạng này có thể kể đến như: đổ mồ hôi, run rẩy, đỏ mặt, tim đập nhanh,... và khi đứng trước những tình huống khó xử họ đều có cảm giác muốn né tránh vì quá sợ hãi.
Không những thế, ngoài việc sợ các tình huống xã hội, người mắc hội chứng social anxiety còn bị sợ động vật, sợ độ cao, bóng tối, sợ ở một mình hay ở những không gian có diện tích hẹp. Hay lo lắng, có cảm giác không an toàn là những dấu hiệu luôn thường trực ở người mắc hội chứng social anxiety.
Người mắc hội chứng social anxiety kể cả trong công việc hay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì họ đều có những biểu hiện giống nhau. Đa phần những người mắc hội chứng này đều luôn có cảm giác bồn chồn, lo âu, không yên tâm, họ hay lo lắng và suy nghĩ kể cả là những vấn đề nhỏ nhất. Họ sợ hãi khi phải nói chuyện, tương tác với người lạ, khi đứng trước đám đông thì họ sẽ hay đỏ mặt, run rẩy, ngại ngùng và xấu hổ.
Đặc biệt họ thường có xu hướng sống khép kín, không muốn chia sẻ về bản thân và hay nghĩ đến những tình huống tiêu cực sẽ xảy ra. Những người mắc hội chứng này họ thường có xu hướng không muốn hẹn hò và thích sự độc thân. Họ sẽ luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi bị ai đó gán ghép mình với một người khác. Nguyên nhân của tình trạng này là do họ sợ bị lừa dối, không tin tưởng vào đối phương và sợ bản thân mình bị tổn thương.
Ngay cả việc giao tiếp online như nghe điện thoại cũng là vấn đề gây áp lực đối với họ. Vì dù cho không gặp mặt trực tiếp thì sự sợ hãi, lo lắng của họ vẫn không thay đổi, đơn giản vì họ không biết phải nói gì với đối phương nên tỏ ra rất ái ngại vấn đề này.
Ngoài ra một số biểu hiện phổ biến của hội chứng này có thể kể đến như: thở nhanh, thở gấp, có cảm giác buồn nôn, giọng nói bị run, uể oải, chóng mặt, đau dạ dày,...đây là một số những biểu hiện mà rất dễ gặp ở người mắc hội chứng social anxiety. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian lâu thì sẽ gây ra rất nhiều những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý, khiến cho chất lượng cuộc sống của họ bị giảm xuống.
Hội chứng social anxiety ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh, khiến họ bị mất đi rất nhiều cơ hội trong công việc cũng như học tập. Mắc hội chứng này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ không có nhiều mối quan hệ và gần như họ sẽ thường sống cô đơn, nếu tình trạng này kéo dài thì nguy cơ bạn bị tự kỷ là rất cao.
Tiếp đó, nó sẽ khiến cho người bệnh ngày càng thu mình, nhút nhát. Điều này sẽ khiến cho họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sự nghiệp, bởi chẳng ai tín nhiệm một người rụt rè, sợ hãi, nhút nhát lên các vị trí quan trọng trong công việc.
Ngoài tìm hiểu về vấn đề social anxiety là gì thì vấn đề tìm cách khắc phục hội chứng này cũng được rất nhiều người quan tâm. Để khắc phục tình trạng này thì cách tốt nhất là người bệnh nên tìm đến bác sĩ tâm lý để được chữa trị. Bên cạnh đó, gia đình cần phải là điểm tựa, phải luôn tạo cho người bệnh cảm giác ấm áp, gần gũi.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người bệnh cùng cần phải thực sự muốn thoát khỏi vùng an toàn của bản thân, cố gắng giao tiếp và hòa nhập với mọi người nhiều hơn, luôn giữ tinh thần thoải mái, vui tươi.
Có lẽ sau khi theo dõi bài biết, bạn đã được giải đáp thắc mắc về câu hỏi social anxiety là gì. Nếu bạn đang mắc hội chứng này hãy nhanh chóng điều trị thật đúng cách để tìm lại một năng lượng sống tích cực, lạc quan.
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.