Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thành phần Sodium Lauryl Sulfate được sử dụng trong dầu gội đã có từ rất lâu. Tuy nhiên gần đây có nhiều thông tin sulfate gây hại cho tóc và da đầu. Vậy Sodium Lauryl Sulfate trong dầu gội có an toàn không?
Nếu quan tâm đến việc chăm sóc da và tóc, bạn hẳn đã nghe đến Sodium Lauryl Sulfate và các tranh cãi về việc sử dụng Sodium Lauryl Sulfate trong dầu gội đầu. Vậy Sodium Lauryl Sulfate trong dầu gội có an toàn không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi này.
Sodium Lauryl Sulfate (SLS) là một hóa chất tổng hợp gốc sulfate – một loại muối được tạo thành khi cho axit sulfuric phản ứng với một chất hóa học khác. Hiện nay Sodium Lauryl Sulfate công nghiệp được sản xuất từ dầu mỏ hoặc từ các loại thực vật như dầu dừa và dầu cọ.
Thông thường Sodium Lauryl Sulfate có thể được tìm thấy trong các sản phẩm làm sạch và chăm sóc cá nhân như dầu gội, sữa tắm, sản phẩm tóc có màu, thuốc khử mùi, chăm sóc da, lột mụn, tẩy lông, tẩy râu,… tuy nhiên nó cũng có thể được tìm thấy trong nhiều sản phẩm khác.
Công dụng chính của Sodium Lauryl Sulfate trong các sản phẩm là cung cấp khả năng tạo bọt và làm sạch. Do bản chất Sodium Lauryl Sulfate là chất hoạt động bề mặt (surfactant) có khả hòa tan dầu vào nước, cuốn bã nhờn và bụi bẩn ra khỏi tóc từ đó làm sạch tóc.
Các sản phẩm chăm sóc da thường có nồng độ Sodium Lauryl Sulfate khá thấp thường là từ khoảng 1 - 2%. Đối với dầu gội, Sodium Lauryl Sulfate có nồng độ cao hơn, xấp xỉ khoảng từ 10 - 25% nhưng vẫn nằm trong lượng an toàn.
Sodium Lauryl Sulfate là hoạt chất có khả năng tạo bọt, làm sạch hiệu quả, dễ kiếm, giá thành rẻ và tiết kiệm. Bên cạnh đó, Sodium Lauryl Sulfate còn có khả năng làm sạch sâu và mạnh hơn so với tất cả các hoạt chất tương tự cũng có khả năng làm sạch giống Sodium Lauryl Sulfate. Do đó ngày nay Sodium Lauryl Sulfate được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm hóa mỹ phẩm như sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội, kem đánh răng,…
Tuy nhiên có rất nhiều tranh cãi đằng sau việc sử dụng Sodium Lauryl Sulfate trong các sản phẩm. Có rất nhiều lý do khiến khiến cho nhiều người né tránh sử dụng Sodium Lauryl Sulfate. Trong đó có 3 lý do chính bao gồm:
Vậy, liệu Sodium Lauryl Sulfate trong dầu gội có an toàn không? Hầu hết các tác dụng phụ này có thể xảy ra khi sử dụng các sản phẩm có chứa nồng độ cao Sodium lauryl sulfat trong thời gian dài.
Thực tế hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh dầu gội có chứa Sodium Lauryl Sulfate với hàm lượng cho phép có thể gây nguy hiểm cho da đầu và tóc của người sử dụng. Đối với dầu gội có chứa hàm lượng nhỏ Sodium Lauryl Sulfate cho phép thì sẽ không có gây hại gì cho tóc và da đầu.
Sodium Lauryl Sulfate có thể gây nguy hiểm khi tiếp xúc với da trong một thời gian dài. Nói chung, với các sản phẩm tiêu dùng như dầu gội đầu có chứa Sodium Lauryl Sulfate, người ta cho rằng chúng sẽ không lưu lại trên da quá lâu, nghĩa là khả năng bị ảnh hưởng là khá thấp. Vì vậy, vẫn có thể sử dụng Sodium Lauryl Sulfate trong dầu gội với giới hạn tỷ lệ có thể sử dụng đã được xác định.
Bên cạnh đó, tất cả các nhà sản xuất sản phẩm đều phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng và đưa ra bất kỳ phát hiện bất lợi nào dưới dạng cảnh báo trên nhãn của họ. Vì vậy, cần xem xét vào hàm lượng cho phép của Sodium Lauryl Sulfate cũng như ghi chú trên sản phẩm trước khi lựa chọn sản phẩm gội đầu.
Việc hạn chế sử dụng Sodium Lauryl Sulfate tùy thuộc vào vấn đề da đầu mà người dùng đang gặp phải. Sodium Lauryl Sulfate có tác dụng trong việc loại bỏ chất bẩn và dầu trên tóc tuy nhiên chúng có khả năng làm sạch quá mạnh đối với một số loại tóc.
Sodium Lauryl Sulfate còn gây kích ứng da, phá vỡ chức năng rào cản của da. Khi bị dị ứng với thành phần Sulfate thường xuất hiện các biểu hiện như mẩn đỏ, phát ban, sưng viêm, ngứa, mề đay,…
Do đó không nên sử dụng các sản phẩm dầu gội đầu có chứa Sodium Lauryl Sulfate cho đối tượng có làn da nhạy cảm. Bên cạnh đó, nên hạn chế dầu gội đầu có chứa Sodium Lauryl Sulfate trong trường hợp nếu tóc khô, tóc xoăn, tóc quá mỏng.
Trong trường hợp có tóc và da đầu dạng nhạy cảm và dễ bị tổn thương thì nên tìm những dầu gội không chứa thành phần Sulfate (Sulfate Free).
Như đã nói, những ảnh hưởng xấu mà sulfat gây ra chỉ xuất hiện khi sử dụng dầu gội hàm lượng quá mức sulfat hoặc để tóc tiếp xúc với dầu gội chứa có sulfat với tần suất quá nhiều.
Đối với những người sở hữu da đầu nhạy cảm hoặc mái tóc yếu, khô xơ, dễ gãy rụng, dễ bị tổn thương hay tóc xử lý hóa chất nhiều, mới nhuộm tóc và muốn giữ màu nhuộm bền thì nên sử dụng các sản phẩm dầu gội Free sulfat hoặc nếu có thì chứa sulfat hàm lượng nhỏ và có nguồn gốc từ thực vật.
Để duy trì sức khỏe của tóc và giữ cho sợi tóc luôn ở tình trạng tốt nhất, dầu gội không chứa sunfat (Free sulfat) là một lựa chọn an toàn hơn và ít gây hư tổn hơn. Free sulfat có thể sẽ khiến người sử dụng cảm thấy ít bọt nhưng lại đem đến nhiều lợi ích cho tóc bao gồm:
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp cho bạn câu hỏi: Sodium Lauryl Sulfate trong dầu gội có an toàn không? Việc sử dụng Sodium Lauryl Sulfate trong dầu gội thuộc vào tình trạng da đầu của người dùng. Đối với trường hợp da đầu nhạy cảm hay dễ bị tổn thương thì nên lựa chọn các sản phẩm dầu gội không chứa thành phần Sulfate.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.