Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Stress kéo dài hoàn toàn có thể gây ra rối loạn tiêu hóa

Ngày 21/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng lo âu, stress kéo dài gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực tới đường tiêu hóa. Vậy vì sao stress lại ảnh hưởng đến đường tiêu hóa đến vậy? Làm thế nào để hệ tiêu hóa vẫn hoạt động tốt ngay cả khi tâm trạng đang căng thẳng? Cùng đọc bài viết này của nhà thuốc Long Châu để tìm ra câu trả lời nhé.

Khi con người ta đang phải chịu áp lực khiến họ có cảm giác rối loạn và lo âu, bồn chồn hay stress thì một số người sẽ có cảm giác đau bụng, khó thở, thậm chí là phải đi ngoài ngay lập tức. 

Vậy định nghĩa stress là gì?

Stress là phản ứng của cơ thể đối với bất kỳ nhu cầu, áp lực hoặc yếu tố tác động nào đe dọa sự tồn tại lành mạnh của con người trong cả hai mặt tinh thần lẫn thể chất. Nói cách khác, stress là khả năng đương đầu với những biến cố trong cuộc sống.

Cảnh báo stress kéo dài hoàn toàn có thể gây ra rối loạn tiêu hóa 1

Stress là khả năng đương đầu với những biến cố trong cuộc sống

Các yếu tố dễ dẫn đến căng thẳng:

  • Tác nhân từ môi trường bên ngoài: Thời tiết, tiếng ồn, giao thông, khói bụi, sự ô nhiễm,…
  • Căng thẳng về xã hội và gia đình: Thời gian làm việc phải đáp ứng, sự thành công, vấn đề tài chính, công việc, thuyết trình, xung đột ngoài xã hội, mất người thân, xung đột trong gia đình, bạn bè,…
  • Các vấn đề về thể chất: Các thay đổi cơ thể, bệnh tật, thiếu chất dinh dưỡng,…
  • Cách bạn suy nghĩ trước một vấn đề trong cuộc sống: Đôi khi cách chúng ta suy nghĩ hoặc giải thích những điều đã hoặc sẽ xảy ra ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra căng thẳng. Đây thường là những suy nghĩ tiêu cực.

Cảnh báo stress kéo dài hoàn toàn có thể gây ra rối loạn tiêu hóa 2

Những suy nghĩ tiêu cực hoàn toàn có thể là nguyên nhân khiến chúng ta stress nặng

Các đặc điểm của stress

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến bạn theo hai cách: Tức thì (stress cấp tính) và lâu dài (stress mãn tính)

  • Stress cấp tính (ngắn hạn): là phản ứng ngắn hạn của cơ thể đối với bất kỳ tình trạng nào có vẻ cực kỳ khắt khe và nguy hiểm. Mức độ căng thẳng của bạn phụ thuộc vào cường độ, thời lượng và cách bạn đối phó với nó. Phần lớn thời gian cơ thể bạn phục hồi nhanh chóng sau stress cấp tính. Đối với những người có vấn đề về tim, stress cấp tính có thể gây ra nhịp tim không đều (loạn nhịp tim) hoặc thậm chí là suy tim.
  • Stress mãn tính (dài hạn): là do các tình huống hoặc sự kiện stress kéo dài trong một thời gian dài. Điều này có thể là do gặp một công việc khó khăn hoặc hay phải đối mặt một căn bệnh mãn tính nào đó. Nếu bạn có tình trạng sức khỏe không tốt từ trước, căng thẳng có thể khiến tình trạng đó trở nên tồi tệ hơn.

Stress gây rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Tác động của căng thẳng lên hệ tiêu hóa không chỉ dừng lại ở chứng khó tiêu. Stress có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, khó tiêu, hôi miệng, rối loạn chức năng đại tràng. Đặc biệt, căng thẳng đóng một vai trò lớn trong nhiều vấn đề về hội chứng rối loạn tiêu hóa như: Hội chứng ruột kích thích (IBS), Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD),...

Về cơ bản, dạ dày và ruột có nhiều tế bào thần kinh hơn toàn bộ cột sống, vì vậy các bác sĩ gọi hệ tiêu hóa là "bộ não nhỏ". Một xa lộ các dây thần kinh kết nối trực tiếp não với hệ tiêu hóa và thông tin được truyền qua lại. Serotonin là một loại hormone rất quan trọng giúp kiểm soát tâm trạng của con người. Cần lưu ý rằng 95% hormone serotonin này được tìm thấy trong hệ tiêu hóa, không phải trong não.

Khi bị căng thẳng quá độ, não sản sinh ra các hormone ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời sản sinh ra steroid và adrenaline giúp chống lại căng thẳng. Đôi khi những hormone này ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, khiến bạn không muốn ăn khi căng thẳng.

Trong một số trường hợp, căng thẳng kích thích cơn đói của bạn, khiến bạn muốn ăn nhiều hơn. Mỗi người có một mức độ và cách phản ứng khác nhau với căng thẳng, nhưng có những tác động chung mà căng thẳng gây ra cho hệ tiêu hóa.

Nếu bạn có vấn đề về dạ dày, chẳng hạn như trào ngược axit, bệnh loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, căng thẳng có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn. Trên thực tế, hệ thống thần kinh trung ương của cơ thể điều khiển quá trình tiêu hóa. Nếu bạn quá căng thẳng, thần kinh trung ương sẽ ngừng lưu thông máu và gây ra hiện tượng co cơ, khó tiêu.

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (nơi kiểm soát quá trình tiêu hóa), ảnh hưởng đến nhu động ruột, gây ợ chua và cản trở khả năng miễn dịch của ruột. Ngoài ra, căng thẳng cũng góp phần gây ra các vấn đề tiêu hóa như: Khó tiêu, trào ngược axit, loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng và bệnh Crohn,...

Cảnh báo stress kéo dài hoàn toàn có thể gây ra rối loạn tiêu hóa 3

Stress kéo dài gây ra rất nhiều hệ lụy liên quan đến đường tiêu hóa

Cách phòng ngừa stress gây ra rối loạn tiêu hóa

Mọi tổn thương đều có hai mặt. Phần tích cực sẽ thúc đẩy sự phát triển của con người, làm cho con người trở nên mạnh mẽ và vững vàng trong cuộc sống. Phần tiêu cực ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nói chung và đặc biệt là hệ tiêu hóa nói riêng.

Để loại bỏ căng thẳng, bạn phải thực hiện những điều sau:

  • Hạn chế các yếu tố thuận lợi có thể gây ra căng thẳng.
  • Giữ thái độ và trạng thái tinh thần đúng đắn. Điều quan trọng là phải thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực vì căng thẳng tâm lý là do những suy nghĩ tạo ra bởi cách một người nhìn nhận tình hình.
  • Thay đổi cách suy nghĩ của bạn. Hiểu đúng vấn đề sẽ giúp bạn thoát khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng, phẫn uất, chán nản, buồn phiền,… dẫn đến căng thẳng tâm lý.
  • Một chế độ ăn uống đầy đủ, giàu chất dinh dưỡng như vitamin B1, B3 (niacin), B5, B6 và B12 C, E, D, axit folic (trong các loại rau lá xanh), biotin, sắt, magie, mangan, phốt pho, kali, selen, kẽm, protein, chất béo và tinh bột sẽ giúp hạn chế các rồi loạn về đường tiêu hóa.
  • Khi nghỉ ngơi thì hãy thả lỏng cơ thể và để đầu óc thư giãn thực sự.
  • Tập thể dục hàng ngày. Chạy hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày, bơi lội,...
  • Nếu thực hiện những cách trên mà vẫn không thoát khỏi tình trạng căng thẳng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
  • Nếu bạn mắc các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày và thường xuyên bị căng thẳng, hãy sử dụng thuốc an thần để giúp giảm mức độ và ảnh hưởng của căng thẳng đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hướng thần cần có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Cảnh báo stress kéo dài hoàn toàn có thể gây ra rối loạn tiêu hóa 5 Chăm chỉ tập thể dục hàng ngày để cơ thể có sức đề kháng tốt

Trên đây là những thông tin cơ bản về stress gây ra rối loạn tiêu hóa như thế nào cũng như gợi ý một số cách phòng tránh hiệu quả.

Hy vọng bạn đọc đã có thể thu lượm được những kiến thức bổ ích. Chúc cho cuộc sống của bạn luôn tràn ngập niềm vui. 

Nga Linh

Nguồn tham khảo: Tham khảo

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm