Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sự nguy hiểm của ngộ độc amoniac

Ngày 08/06/2022
Kích thước chữ

Đặc điểm và công dụng của amoniac. Những nguyên nhân chính, dấu hiệu và cách xử lý an toàn khi bị ngộ độc amoniac mà bạn cần biết.

Amoniac là một trong những chất hóa học được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Do đó mà nguy cơ mắc phải ngộ độc amoniac cũng rất cao. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tình trạng ngộ độc amoniac trong bài viết dưới đây nhé!

Vài nét về amoniac

Amoniac là gì?

Amoniac (NH3) là một chất khí nặng gần bằng nửa không khí, độc, không màu, có mùi khai, tan nhiều trong nước. Sau khi được nén và làm lạnh thành chất lỏng, nó sẽ sôi ở nhiệt độ -33°C, dễ bay hơi. Ngoài ra, NH3 là dung môi hòa tan tốt, do đó có thể hòa tan các kim loại như Caxi, Stronti, Bari để tạo thành dung dịch màu xanh thẫm.

Công dụng của amoniac

Amoniac được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp:

  • Sản xuất phân bón và các loại thức ăn chăn nuôi.
  • Lên men, làm lạnh trong công nghiệp thực phẩm.
  • Sản xuất tơ sợi tổng hợp, nhuộm, tẩy bông len trong ngành công nghiệp may mặc.
  • Thành phần sản xuất các dung dịch xử lý nước thải, giúp kiểm soát độ pH, dung dịch tẩy rửa, làm sáng bề mặt kính, sứ, thép và chống ăn mòn kim loại.

Ngoài ra, NH3 còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp như: Khai thác mỏ, dược phẩm, dầu khí, cao su, sản xuất thuốc nổ, thuốc trừ sâu,...

Sự nguy hiểm của amoniac 1

Amoniac ứng dụng trong các sản phẩm tẩy rửa 

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc amoniac 

Ngộ độc amoniac có thể xảy ra có thể do các yếu tố sau đây:

  • Tai nạn trong các ngành công nghiệp dẫn đến tình trạng rò rỉ chất khí xảy ra.
  • Tiếp xúc gần với amoniac trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như trong quá trình sửa chữa.
  • Sử dụng phân bón có chứa amoniac không đúng cách.
  • Tình cờ hít phải hoặc là sử dụng dung dịch amoniac.

Dấu hiệu ngộ độc amoniac

Amoniac là một chất khí rất độc hại, khi tiếp xúc với không khí sẽ rất nhanh chóng trở thành dạng hơi với nồng độ cao. Đây cũng chính là lý do khiến ngộ độc amoniac phổ biến đến vậy.

Mức độ nguy hiểm khi bị ngộ độc thường phụ thuộc vào đường tiếp xúc, thời gian tiếp xúc cũng như liều lượng tiếp xúc với khí độc.

Sự nguy hiểm của ngộ độc amoniac 3 Những dấu hiệu của ngộ độc amoniac 

Dưới đây chính là những triệu chứng thường gặp nhất: 

  • Đối với hệ hô hấp: Khó thở, ho. Tiếp đến nếu như lượng amoniac hít phải nhiều hơn sẽ gây ra tức ngực, đau thắt ngực, co thắt thanh quản, thậm chí là tắc nghẽn ống thở.
  • Đối với mắt: Mới hít phải amoniac sẽ có hiện tượng chảy nước mắt liên tục, sau đó là đau rát, viêm kết mạc. Tiếp tục như vậy có thể dẫn đến mù tạm thời.
  • Đối với mũi: Chảy nước mũi liên tục, khó kiểm soát
  • Đối với họng: Đầu tiên là đau rát họng, sau đó đến khó nuốt, nghiêm trọng hơn là bỏng phần miệng hầu, bong lớp niêm mạc và dẫn tới hiện tượng tắc nghẽn hô hấp, ho ra đờm và máu.
  • Đối với hệ tim mạch: Mạch yếu dần, tim đập nhanh hoặc là hiện tượng co thắt tim, đau tim lâm sàng, sốc.
  • Đối với hệ thần kinh: Triệu chứng ban đầu choáng đầu, nhầm lẫn, mất kiểm soát các hoạt động của cơ thể khiến cho việc đi lại khó khăn hơn. Nguy hiểm hơn có thể gây ra hôn mê, mất ý thức.
  • Đối với hệ tiêu hoá: Đầu tiên chính là triệu chứng buồn nôn, đau dạ dày. Tiếp xúc lâu hơn khiến người bệnh nôn mửa ra chất có mùi amoniac. Nặng hơn nữa chính là nôn ra máu. Trong trường hợp uống phải amoniac sẽ khiến thực quản và dạ dày bị bỏng rát dữ dội.
  • Đối với da: Da và móng chuyển sang trạng thái tái xanh, tím tái. Nếu như tiếp xúc lâu hơn sẽ gây hiện tượng viêm da, đỏ da. 

Cách xử lý khi bị ngộ độc amoniac

Việc đầu tiên cần làm khi bị ngộ độc amoniac chính là cần nhanh chóng di chuyển nạn nhân khỏi môi trường nhiễm độc. Tiếp theo là lập tức cởi bỏ quần áo có dính phải amoniac. Cho quần áo vào túi nhựa rồi cột kín miệng để tránh lây nhiễm thêm cho nạn nhân và người khác. Nếu có tình trạng hôn mê cần hô hấp nhân tạo giúp bệnh nhân tỉnh lại.

Rửa sạch amoniac dính trên da với xà phòng hoặc nước, đặc biệt cần rửa sạch mắt. Amoniac dính vào mắt, cần phải nhanh chóng rửa sạch nhiều lần bằng nước hoặc nước muối loãng 0.9%. Nếu như vùng da sau khi rửa có dấu hiệu kích ứng cần tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Sự nguy hiểm của ngộ độc amoniac 4

Rửa tay sạch với nước khi tiếp xúc với amoniac

Trong trường hợp nạn nhân nuốt phải amoniac phải nới lỏng cà vạt, khăn, cổ áo rồi cho nạn nhân súc miệng nhiều lần bằng nước lạnh và nhổ đi. Trong trường hợp mặc áo chui, tốt nhất nên cắt hoặc xé bỏ để tránh tiếp xúc trực tiếp lên da cũng như các bộ phận khác trên cơ thể.

Tiếp theo cho nạn nhân uống từ một đến 2 chén sữa. Không gây nôn cũng như không cho nạn nhân uống các loại dầu nhằm mục đích trung hòa axit. Không uống natri cacbonat hoặc các loại nước giải khát có ga khác. Nếu có tình trạng nôn, tuyệt đối không được phép đặt phần đầu cao hơn so với phần chân. Sau đó đưa nạn nhân đến trạm y tế hoặc là bệnh viện để được kịp thời cứu chữa. 

Khi phát hiện mình đang ở trong một môi trường có lượng lớn amoniac, cần phải di chuyển ngay đến nơi an toàn. Có thể sử dụng khăn ẩm, khẩu trang,... để bịt lại phần mặt, giảm thiểu tối đa lượng khí amoniac hấp thụ vào trong cơ thể.

Sự nguy hiểm của ngộ độc amoniac 5

Dùng khăn ẩm để bịt mặt tránh hít thêm nhiều amoniac

Đặc biệt đối với trường hợp khó thở, đau rát họng, tức ngực, thở gấp, tim đập nhanh, sốc, ho nhiều, có dấu hiệu bị bỏng hay ngất xỉu, mù tạm thời,... cần phải được đưa tới cơ sở y tế ngay lập tức để được kịp thời chữa trị, cấp cứu. Bởi nếu tình trạng ngộ độc amoniac nặng càng để lâu thì nguy cơ dẫn tới tử vong càng cao. Sau khi vào viện bệnh nhân sẽ được cho uống một vài loại thuốc nhằm hạ amoniac máu giúp tình trạng được cải thiện nhanh hơn.  

Đặc biệt, nếu như phát hiện ra khu vực bị rò rỉ hay có nồng độ amoniac cao, dễ gây nhiễm độc cần gọi ngay các đơn vị, cơ quan chức năng để xử lý kịp thời, khắc phục hậu quả, giảm thiểu tới mức thấp nhất  thiệt hại có thể xảy ra.

Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trên, rất mong mọi người sẽ có những kiến thức cụ thể hơn về khí amoniac. Các đặc trưng, dấu hiệu và cách xử lý khi bị nhiễm độc khí amoniac để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình cũng như mọi người xung quanh.

Thảo My 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin