Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần? Những xét nghiệm mẹ cần thực hiện?

Ngày 19/10/2022
Kích thước chữ

Ở giai đoạn thai nhi 22 tuần, mẹ sẽ thấy cơ thể mình trở nên tròn trịa hơn bao giờ hết với tốc độ tăng cân nhanh chóng. Đây là điều hoàn toàn bình thường để cung cấp dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bé ở giai đoạn này phát triển như thế nào, cơ thể mẹ sẽ thay đổi ra sao?

Lần khám thai 22 tuần là một dấu mốc quan trọng với thai nhi. Để biết sức khỏe em bé đang ở tình trạng nào, thai phụ nên siêu âm thai và làm các xét nghiệm cơ bản trong mốc 22 tuần này. Vậy nên làm những xét nghiệm nào trong tuần thứ 22?

Thai nhi 22 tuần sẽ phát triển như thế nào?

Tuần thứ 22 của thai kỳ là thời điểm thai nhi đang dần hoàn thiện các chức năng bên trong cơ thể và các cơ quan cần thiết. Em bé dần được hình thành hình dáng cơ bản của một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ. Đến tuần thứ 22 của thai kỳ, các chi của bé cũng trở nên cứng cáp hơn, cho phép mẹ cảm nhận rõ ràng các chuyển động của bé trong bụng như đạp, vặn mình, xoay người,... Các mẹ không nên quá ngạc nhiên khi nhận thấy lông xuất hiện trên mặt trẻ. Những sợi lông này giúp bảo vệ da em bé một cách an toàn khỏi nước ối và sẽ nhanh chóng biến mất khi em bé sẵn sàng chào đời. Môi, mí mắt và lông mày của bé cũng trở nên rõ dần và mỡ tích tụ dần dưới da. 

Các giác quan ở tuần thứ 22 của thai kỳ bắt đầu nhạy cảm hơn với những va chạm hoặc cử động của mẹ. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để trẻ kiểm tra các dị tật thai nhi.

Những thay đổi của mẹ bầu ở tuần thứ 22

Khi thai nhi 22 tuần, cơ thể mẹ dần có những thay đổi nhất định như:

  • Cân nặng của mẹ có thể tăng lên nhanh chóng. Đây là cách cơ thể mẹ dự trữ năng lượng và chất dinh dưỡng cho bé nên mẹ đừng quá lo lắng về điều này nhé. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe của mình và con, mẹ nên theo dõi và kiểm soát cân nặng trong ngưỡng cho phép để tránh béo phì.
  • Các vết rạn da xuất hiện trên đùi, bụng, hông và thậm chí cả cánh tay của mẹ. Nguyên nhân nằm ở việc sợi collagen trong da bị kéo căng và bị rách.
  • Vào tuần thứ 22 của thai kỳ, các cơn co thắt sinh lý có thể xảy ra. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, nếu cơn đau này xảy ra thường xuyên hơn bình thường hoặc cơn đau dữ dội thì cần phải khám tiền sản kịp thời để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
  • Sưng phù chân là hiện tượng thường gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai tuần 22. Nếu sưng phù bất thường đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật ở phụ nữ mang thai. Lúc này, mẹ nên đến bệnh viện để khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
  • Mẹ cũng gặp các rối loạn khác như mệt mỏi, khó ngủ, đau lưng, tăng tiết dịch âm đạo, nghẹt mũi, các vấn đề về sức khỏe răng miệng,… Ngoài ra, mẹ cũng sẽ gặp phải những thay đổi về tâm lý.
Sự phát triển của thai nhi 22 tuần? Những xét nghiệm mẹ cần thực hiện? 1 Rạn da là dấu hiệu thường thấy ở mẹ bầu, nguyên nhân là do các sợi collagen bị kéo căng dẫn đến rách

Những xét nghiệm mẹ bầu nên thực hiện ở tuần thai thứ 22

Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu là một xét nghiệm cơ bản được thực hiện trong thời kỳ mang thai. Thai phụ nên thực hiện một số kiểm tra cơ bản như nhóm máu, các bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con. Ở tuần thứ 22, xét nghiệm này đóng vai trò quan trọng vì kết quả giúp các bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho thai phụ ví dụ có cần bổ sung sắt, thiếu máu thai kỳ, viêm gan B,... để có biện pháp can thiệp sớm.

Xét nghiệm Triple Test

Triple test là xét nghiệm phát hiện dị tật thai nhi phải được thực hiện vào tuần thứ 22 của thai kỳ. Phụ nữ mang thai có thể thực hiện xét nghiệm này khi được 22 tuần nhưng không nên thực hiện muộn hơn. Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn được thực hiện để chẩn đoán xác định các bất thường nhiễm sắc thể, phát hiện hội chứng down, nguy cơ dị tật ống thần kinh,... 

Xét nghiệm nước tiểu

Khi mang thai, bà bầu thường có nguy cơ mắc các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, tiểu đường hoặc bệnh về thận,... Các bệnh trên  được phát hiện thông qua xét nghiệm nước tiểu định kỳ khi khám thai. Ngoài ra, phân tích nước tiểu còn đưa ra kết quả về nguy cơ tiền sản giật.

Siêu âm 4D, 5D

Khi thai được 22 tuần mẹ có thể siêu âm 4D, 5D và nhìn thấy mắt, môi, dây rốn, da, xương sống và các cơ quan nội tạng của thai nhi, đồng thời có thể nhìn thấy nhau thai, tử cung, cổ tử cung và âm đạo của mẹ. Trong nhiều trường hợp giúp phát hiện sớm các vấn đề như cổ tử cung bị ngắn lại hoặc dị tật tử cung bẩm sinh ở người mẹ. 

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần? Những xét nghiệm mẹ cần thực hiện? 2 Khi thai nhi 22 tuần, bạn có thể siêu âm 4D, 5D để thấy gương mặt và cơ quan một cách rõ ràng và đây là ngoại hình của trẻ sau khi sinh

Đo nhịp tim thai

Theo dõi nhịp tim của thai nhi được thực hiện từ tuần thứ 9 trở đi khi tim thai xuất hiện. Việc đo nhịp tim thai được thực hiện thường xuyên vào mỗi lần khám thai để biết thai nhi có khỏe mạnh hay không. Nếu nhịp tim bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác để chẩn đoán.

Đo các chỉ số của thai nhi

Khi khám thai 22 tuần, các bác sĩ kiểm tra chỉ số thai nhi như chiều dài, cân nặng, chiều dài xương, đường kính đầu, đường kính vòng ngực,... Ở tuần thai thứ 22, bác sĩ kiểm tra chỉ số nước ối để đưa ra chỉ định phù hợp cho thai phụ.

Lời khuyên cho mẹ bầu khi thai nhi 22 tuần

Khi mang thai được 22 tuần, mẹ bầu nên chú ý những điều sau: 

  • Khám thai và siêu âm định kỳ để chẩn đoán dị tật bẩm sinh của bé.
  • Các mẹ cũng nên gọi điện hoặc liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường.
  • Mẹ cần kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Mẹ cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn về cách tầm soát bệnh tiểu đường ở trẻ sơ sinh.
  • Mẹ nên có tâm lý thoải mái, không nên căng thẳng hay lo lắng quá mức.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cả mẹ và bé.
  • Thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như thiên, đi bộ, yoga,...
  • Mẹ nên uống nhiều nước để duy trì nước ối ổn định.
  • Nếu khó ngủ mẹ nên thay đổi tư thế thường xuyên để tìm được tư thế thoải mái nhất để có giấc ngủ ngon.
  • Mẹ có thể tham gia các lớp học khi mang thai để chuẩn bị tâm lý một cách tốt nhất trước khi chào đón con yêu.
Sự phát triển của thai nhi 22 tuần? Những xét nghiệm mẹ cần thực hiện? 3 Mẹ phải đi khám thai định kỳ thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khoẻ của trẻ theo từng giai đoạn

Không chỉ riêng thai nhi 22 tuần, các thời gian mang thai đều rất quan trọng và cực kỳ nhạy cảm. Đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé là điều quan trọng nhất do đó mẹ nên tìm hiểu về các kiến thức liên quan và đừng quên thăm khám thai định kỳ để theo dõi và giám sát sự phát triển của bé theo từng giai đoạn. 

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm