Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Sữa đậu nành có gây ung thư không? Những ai không nên tiêu thụ đậu nành?

Ngày 09/10/2023
Kích thước chữ

Sữa đậu nành có gây ung thư không là thắc mắc gây hoang mang đối với nhiều chị em khi có một số nguồn tin cho rằng uống sữa đậu nành nhiều có nguy cơ cao bị ung thư vú.

Đậu nành nổi tiếng là nguyên liệu được ưa chuộng trong nhiều đồ uống, món ăn trong cuộc sống hằng ngày nhờ vào nguồn dinh dưỡng lớn mà loại hạt này mang lại cho sức khỏe con người. Bên cạnh đó nhiều người sử dụng đậu nành như một trong các phương pháp giúp cải thiện làn da, thị lực và dạ dày. Vậy sự thật sữa đậu nành có gây ung thư không? Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc thảo luận về nguồn gốc cũng như cơ sở khoa học về nguy cơ gây ung thư của sữa đậu nành nhé!

Sữa đậu nành có gây ung thư không? Vì sao?

Sữa đậu nành là món uống quen thuộc trong bữa sáng của người Việt Nam, nhưng có một số ý kiến cho rằng sữa đậu nành chứa nhiều estrogen làm tăng nguy cơ ung thư vú nếu sử dụng trong thời gian dài, vậy sự thật sữa đậu nành có gây ung thư không?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy sữa đậu nành chứa hàm lượng lớn isoflavones - một loại phytoestrogen có nhiều trong các thực phẩm làm từ đậu nành trong cuộc sống hàng ngày. Theo đó cấu trúc hóa học của isoflavone có nét tương đồng với estrogen nội tiết tố nữ và chúng có thể điều hòa hai chiều. Từ đó có các ý kiến cho rằng việc tiêu thụ nhiều isoflavones làm kích thích tế bào vú phát triển, dẫn đến tăng nguy cơ tái phát ung thư.

Tuy nhưng dựa trên kết quả nghiên cứu từ những phụ nữ bị ung thư vú thì lượng tiêu thụ đậu nành chiếm nên ở mức 1 - 1,5 khẩu phần ăn mỗi ngày là có lợi cho sức khỏe. Song song với đó các nghiên cứu còn chỉ ra rằng isoflavone trong đậu nành có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú và giảm tỷ lệ tái phát bệnh.

Do vậy, việc uống sữa đậu nành gây ung thư vú là ý kiến không chính xác.

Sữa đậu nành có gây ung thư không? Những ai không nên tiêu thụ đậu nành? 1
Sự thật sữa đậu nành có gây ung thư không? Vì sao?

Lợi ích không ngờ từ việc sử dụng đậu nành đúng cách

Bên cạnh việc tìm hiểu sự thật sữa đậu nành có gây ung thư không thì bạn đọc cũng nên tham khảo hàm lượng đậu nành phù hợp khi sử dụng để đảm bảo phát huy tối đa công dụng đối với sức khỏe như sau.

Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Khi tiêu thụ hàm lượng vừa đủ khoảng 50 - 70 gram đậu nành hoặc các thực phẩm làm từ đậu nành sẽ giúp bạn đọc cải thiện và phòng ngừa hiệu quả các bệnh về tim mạch, nhờ vào hạt đậu nành nguyên chất không chứa cholesterol, ít chất béo bão hòa và có nhiều chất xơ tốt cho tim mạch.

Duy trì xương chắc khỏe và dẻo dai

Không phải ai cũng biết rằng hoạt chất isoflavone có trong hạt đậu nành rất có ích cho hệ xương khớp, không những phòng ngừa được việc loãng xương ở người lớn tuổi và mà còn giúp tăng cường sự chắc khỏe cho xương. Thêm nữa thành phần genistein có trong hạt đậu nành còn giúp tăng mật độ khoáng xương ở người phụ nữ mãn kinh.

Sữa đậu nành có gây ung thư không? Những ai không nên tiêu thụ đậu nành? 2
Các thực phẩm làm từ đậu nành giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Công dụng đặc biệt của hạt đậu nành được nhiều chị em yêu thích đó là hỗ trợ giảm cân hiệu quả nhờ hàm lượng lớn protein giúp kích thích quá trình trao đổi chất, tạo cảm giác no lâu và ngăn ngừa tích tụ mỡ gây béo phì.

Cùng với đó lượng protein trong đậu nành còn mang đến nhiều chất xơ và isoflavone giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất béo để cơ thể giảm cân một cách tự nhiên và an toàn.

Sự kết hợp tuyệt vời giữa sữa đậu nành và 3 nhóm thực phẩm

Dưới đây là 3 sự kết hợp tuyệt vời từ các nhóm thực phẩm khác với sữa đậu nành giúp cải thiện rõ rệt về thị lực, làn da và dạ dày.

Sữa đậu nành có gây ung thư không? Những ai không nên tiêu thụ đậu nành? 3
Các thực phẩm kết hợp với sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Sữa đậu nành và hoa hồng

Sự kết hợp giữa sữa đậu nành và cánh hoa hồng có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cải thiện nội tiết tố nữ,...

Cách làm:

Ngâm đậu nành trong nước đến khi mềm, vớt ra rửa sạch, đồng thời rửa sạch cánh hoa hồng.

Cho đậu nành và cánh hoa hồng vào máy xay, thêm nước vào khuấy đều để tạo thành sữa đậu nành hoa hồng, cho đường vào hòa tan và trộn đều.

Sau khi có hỗn hợp hoa hồng và sữa đậu nành, lọc bã lấy nước mang đi nấu chín và sử dụng. 

Sữa đậu nành và cà rốt

Cà rốt chứa nhiều beta caroten giúp chuyển hóa thành vitamin A tăng hệ miễn dịch, tốt cho mắt và da, khi kết hợp với sữa đậu nành tạo thành thức uống thơm ngon, tốt cho dạ dày vào buổi sáng.

Cách làm:

Đậu nành ngâm nước cho mềm, vớt ra rửa sạch, cà rốt rửa sạch cắt thành từng miếng.

Cho cà rốt và đậu nành vào máy xay, thêm nước vào khuấy đều để tạo thành hỗn hợp sữa đậu nành cà rốt.

Lọc bã lấy phần nước đi nấu chín và sử dụng. 

Sữa đậu nành và mè đen

Mè đen mang lại nhiều công dụng khi kết hợp với sữa đậu nành rất tốt cho máu, dưỡng ẩm da và ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.

Cách làm:

Ngâm đồng thời đậu đen và đậu nành trong nước đến khi mềm rồi vớt ra và rửa sạch.

Bỏ tất cả vào máy xay để làm sữa đậu nành cùng với mè đen, thêm một lượng nước thích hợp, lọc bỏ bã đậu, mang đi nấu chín và sử dụng. 

Các trường hợp không nên sử dụng nhiều các thực phẩm từ đậu nành

Tuy các thực phẩm đậu nành mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe nhưng vẫn có một số trường hợp được khuyến khích không nên sử dụng nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Người cao tuổi: Vì chức năng của các cơ quan đều giảm dần nên hạn chế tiêu thụ nhiều đạm thực vật trong quá trình ăn đậu nành sẽ làm tăng tỷ lệ suy thận.

Người bệnh viêm tụy cấp: Thực phẩm làm từ đậu nành chứa nhiều chất purin làm tăng tích trữ axit uric sẽ ảnh hưởng đến cơ thể.

Người bệnh thận: Hàm lượng đạm trong các thực phẩm từ đậu nành rất cao, nếu bệnh nhân hấp thụ sẽ có lượng đạm cao trong nước tiểu.

Người bệnh gút: Nguyên nhân gây ra gút là do sự chuyển hóa nhân purin bất thường trong cơ thể, nhưng các thực phẩm từ đậu nành lại chứa nhiều nhân purin nên sẽ tác động lớn đến sức khỏe bệnh nhân.

Sữa đậu nành có gây ung thư không? Những ai không nên tiêu thụ đậu nành? 4
Những ai không nên sử dụng các chế phẩm từ đậu nành?

Hy vọng thông tin trong bài viết trên sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của mọi người về việc sữa đậu nành có gây ung thư không cũng như cách sử dụng đậu nành vào chế độ ăn mỗi ngày sao cho tốt cho sức khỏe nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin