Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chỉ số axit uric trong máu tăng cao dễ gây ra các bệnh nguy hiểm như gút, sỏi thận,… Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chỉ số axit uric là gì và ảnh hưởng đến sức khỏe khi nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số thông tin liên quan đến chỉ số này.
Axit uric dư thừa trong máu là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout. Vì vậy, để chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này, mỗi người phải xác định được sự bất thường của chỉ số axit uric trong cơ thể thông qua xét nghiệm nước tiểu và máu. Vậy axit uric ở mức độ nào là bình thường?
Axit uric là một hợp chất được tổng hợp chủ yếu ở gan, ruột và nội mô mạch máu. Chúng được coi là sản phẩm cuối cùng của một nhóm các nhân purin ngoại sinh và nội sinh của tế bào chết, nơi các axit nucleic, adenin và guanin bị phân hủy thành axit uric.
Quá trình tổng hợp axit uric có hai nguồn: axit uric nội sinh và axit uric ngoại sinh.
Axit uric từ nguồn nội sinh là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên của cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân purin sẽ bị phá hủy và biến thành axit uric.
Ngoài ra, còn có axit uric ngoại sinh, là sản phẩm của thức ăn có nguồn gốc động vật như nội tạng, thịt đỏ, sò ốc, ... Những thực phẩm này có hàm lượng purin cao và chuyển hóa thành axit uric khi ăn vào cơ thể.
Mặc dù axit uric thường được nhắc đến khi nói đến bệnh , nhưng nó cũng đóng một vai trò trong cơ thể. Trong đó:
Axit uric đóng vai trò là chất chống oxy hóa:
Quản lý chức năng nội mô:
Kích thích não bộ hoạt động:
Chỉ số axit uric bao nhiêu là cao, bao nhiêu là bình thường khiến nhiều người băn khoăn. Bởi khi biết chính xác nồng độ axit uric trong máu có thể giúp chẩn đoán bệnh gout và có phương án điều trị kịp thời.
Theo các chuyên gia y tế, nồng độ axit uric bình thường ở nam giới là 180 đến 420 µmol/l, ở nữ giới là 150 đến 360 µmol/l.
Nếu nồng độ axit uric của bạn tăng cao hơn ngưỡng an toàn, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh gout.
Xem thêm: Chỉ số acid uric máu bao nhiêu là bị Gout
Phương pháp đo chỉ số axit uric được sử dụng trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến sự thay đổi nồng độ axit uric trong cơ thể. Xét nghiệm axit uric thích hợp trong các trường hợp sau:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng axit uric máu. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
Di truyền:
Giảm bài tiết axit uric:
Axit uric thường bị đào thải qua thận. Tuy nhiên khi thận hoạt động không tốt do mắc các bệnh lý thận hoặc sử dụng thuốc, nhiễm độc chì hay tiểu đường có thể ảnh hưởng đến chức năng đào thải axit uric của cơ thể.
Tăng sản xuất axit uric:
Chế độ ăn nhiều purin:
Purin trong thực phẩm khi được phân giải sẽ tạo thành axit uric. Các thực phẩm giàu purin có thể làm tăng nồng độ axit uric như nội tạng, thịt đỏ, các loại cá giàu dinh dưỡng như cá mòi, cá trích, rau súp lơ, măng tây, nấm…
Các yếu tố rủi ro khác có thể kể đến như:
Trên đây là một số thông tin về chỉ số axit uric bạn nên biết. Để kiểm soát nồng độ uric hiệu quả, bạn cần chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.
Ngọc Hà
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.