Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sứa đốt bao lâu thì khỏi? Cách sơ cứu và điều trị đúng cách

Ngày 30/01/2023
Kích thước chữ

Bị sứa cắn khi tắm biển không phải hiếm gặp, các bước sơ cứu rất quan trọng, không chỉ giúp người bị thương dễ chịu hơn rất nhiều mà còn tránh vết thương lan rộng, sâu và nguy hiểm hơn. Vậy cách sơ cứu khi sứa cắn như thế nào? Sứa đốt bao lâu thì khỏi?

Các vết đốt của sứa là do tuyến trùng trên các xúc tu gây nên, các tế bào tuyến trùng chứa độc tố dựa trên protein. Phản ứng dị ứng là nguy hiểm do các vết đốt của sứa gây ra. Một số loài có nọc độc đủ mạnh có thể giết chết bạn ngay cả khi bạn không bị dị ứng với nó. Vậy bị sức đốt bao lâu thì khỏi?

Sứa đốt khi tắm biển 

Sứa có mặt đã hàng triệu năm trên các đại dương, chúng có rất nhiều loại sứa khác nhau. Một số trông giống như giọt nước trong suốt, một số khác lớn hơn, nhiều màu sắc với các xúc tu ở phía dưới. Các xúc tu châm chích gây đau nhói. Sứa sử dụng các xúc tu để đốt con mồi, giải phóng nọc độc làm tê liệt mục tiêu. Sứa không đuổi theo con người, nhưng nếu không may dẫm, chạm vào con sứa, ngay cả khi con sứa đã chết vẫn bị đốt.

Vết đốt của sứa không gây đau nghiêm trọng. Vết cắn thường đau, đỏ, ngứa ran và tê,... Tuy nhiên bị đốt bởi sứa hộp (còn được gọi là ong bắp cày biển) thì rất nguy hiểm và thậm chí tử vong.

Sứa đốt bao lâu thì khỏi? Cách sơ cứu và điều trị đúng cách 1

Vết đốt của sứa không gây đau nghiêm trọng nhưng thường đau, đỏ, ngứa ran và tê,... 

Triệu chứng của sứa đốt

Các triệu chứng phổ biến khi bị sứa đốt bao gồm: 

  • Nóng rát, châm chích, đau nhức.
  • Các vệt đỏ, nâu hoặc tím trên da. Một hàng xúc tu trên da ngứa sưng tấy.
  • Cơn đau nhức lan xuống chân hoặc cánh tay.

Mặc dù hầu hết các vết đốt của sứa đều tương đối nhẹ, nhưng có trường hợp nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Nguy cơ này không chỉ do loài sứa và liều lượng nọc độc mà còn do phản ứng của cơ thể. 

Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể do chính nọc độc gây ra (phản ứng nhiễm độc ảnh hưởng đến tim và hơi thở). Ở những người khác, vết cắn có thể gây sốc phản vệ, trong đó hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với nọc độc.

Cả hai trường hợp có thể liên quan với nhau và thường khó phân biệt. Trong hầu hết các trường hợp nghiêm trọng, phản ứng sẽ xảy ra ngay sau khi bị cắn. Tuy nhiên, khi sốc phản vệ xảy ra, các phản ứng có thể bị chậm vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Các triệu chứng khi bị sứa cắn nghiêm trọng bao gồm: 

  • Tê hoặc ngứa ran.
  • Khó thở.
  • Đau ngực.
  • Chuột rút.
  • Phát ban.
  • Mụn nước.
  • Buồn nôn.
  • Các vấn đề về nhịp tim.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Khi gặp các triệu chứng trên cần đến bệnh viện ngay lập tức. Bạn nên gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần nhất. Nếu không được điều trị, sốc phản vệ có thể dẫn đến suy hô hấp, hôn mê, trụy tim và tử vong. Mức độ nghiêm trọng của các phản ứng phụ thuộc vào: 

  • Loài và kích thước của sứa.
  • Tuổi, cân nặng và sức khỏe của bạn. 
  • Trẻ em và những người có vấn đề về sức khỏe thường có phản ứng nghiêm trọng hơn. 
  • Thời gian tiếp xúc với vết chích.
  • Độ lớn của vết thương.

Các triệu chứng khác không được đề cập có thể xảy ra tuỳ cơ địa từng người. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Cách điều trị khi bị sứa đốt

Điều trị vết đốt của sứa sẽ bao gồm chăm sóc tại chỗ và điều trị y tế, tùy thuộc vào loài sứa, mức độ nghiêm trọng của vết đốt và phản ứng của bạn. 

Sơ cứu tại chỗ

Có thể điều trị vết đốt như sau: 

  • Rửa sạch vùng da bị chích bằng giấm. 
  • Dùng nhíp nhẹ nhàng lấy các xúc tu có thể nhìn thấy ra ngoài.
  • Ngâm da vào nước nóng. Sử dụng nước có nhiệt độ khoảng 43 - 45oC. Hãy kiểm tra nước trên tay hoặc khuỷu tay của người không bị thương để không gây bỏng. 
  • Ngâm vùng da bị đốt trong nước nóng trong 20 - 45 phút.

Không nên

Không nên thực hiện những hành động dưới đây vì không có hiệu quả:

  • Kéo vòi sứa.
  • Rửa bằng nước biển.
  • Rửa bằng nước ngọt.
  • Dùng chất làm mềm thịt.
  • Rửa bằng rượu, cồn hoặc amoniac.
  • Chà xát bằng khăn.
  • Băng chặt.

Điều trị

Đối với trường hợp nặng cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.

  • Chăm sóc khẩn cấp: Đối với người có phản ứng nghiêm trọng với vết đốt của sứa có thể cần hô hấp nhân tạo, hồi sức tim phổi, dùng thuốc kháng nọc độc.
  • Thuốc uống: Phát ban da hoặc phản ứng khác là phản ứng quá mẫn chậm có thể được điều trị bằng thuốc kháng histamin đường uống hoặc corticosteroid. Có thể dùng thuốc giảm đau đường uống.
  • Đôi mắt đỏ bừng: Sứa đốt trong hoặc gần mắt cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để kiểm soát cơn đau và mẩn đỏ. Bạn có thể gặp bác sĩ chuyên khoa mắt.

Sứa đốt bao lâu thì khỏi? Cách sơ cứu và điều trị đúng cách 2

Sơ cứu tại chỗ ngay lập tức khi bị sứa đốt

Sứa đốt bao lâu thì khỏi?

Để trả lời cho thắc mắc về việc bị sứa đốt bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Thời gian và mức độ nghiêm trọng của vết đốt của sứa có thể khác nhau tùy theo loài. Các vết đốt của sứa xanh nhỏ có thể kéo dài một giờ. Vết đốt của loài sứa Chironex fleckeri, hay còn gọi là ong bắp cày biển sống ngoài khơi biển phía bắc nước Úc, được coi là loài sứa nguy hiểm nhất thế giới, có thể gây chết người, đặc biệt là trẻ nhỏ. 

Các biện pháp phòng ngừa bị sứa đốt

Chuẩn bị: Trước khi bạn tắm biển, hãy tìm hiểu xem khu vực của bạn thường gặp loại sứa nào, mức độ nguy hiểm của chúng và những việc cần làm trong trường hợp bị sứa đốt. 

Kế hoạch: Sứa bị thu hút bởi vùng nước ấm hơn và thường xuất hiện theo mùa khi dòng thủy triều thay đổi. Vì vậy, hãy tìm hiểu xem mùa sứa ở điểm đến du lịch của bạn là khi nào. 

Mặc đồ bảo hộ: Nếu bạn vui chơi ở những khu vực thường có sứa, bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách mua một bộ đồ bảo hộ để bảo vệ bạn khỏi bị sứa đốt. 

Mua thuốc chống sứa: Nếu bạn thực sự lo lắng về sứa, có một số loại kem trên thị trường xua đuổi sứa. Thậm chí có những loại kem chống nắng có chứa chất đuổi sứa.

Sứa đốt bao lâu thì khỏi? Cách sơ cứu và điều trị đúng cách 3

Để phòng ngừa bị sứa đốt cần tìm hiểu khu vực tắm biển, thoa thuốc chống sứa

Nhiều cách chữa sứa đốt tại nhà được lưu truyền trong dân gian. Có rất ít nghiên cứu về việc điều trị vết sứa đốt và ngay cả các chuyên gia y tế cũng khó tìm ra giải pháp phù hợp với tất cả vết đốt của sứa. Vì các phương pháp điều trị vết đốt của sứa khác nhau tùy theo loài, điều quan trọng là phải biết loài sứa nào phổ biến trong khu vực của bạn và áp dụng phương pháp điều trị tương ứng. Trong trường hợp bị chích, bạn nên gọi cấp cứu.

Hy vọng bài viết trên giúp các bạn hiểu rõ mức độ nghiêm trọng khi bị sứa đốt và giải đáp về thắc mắc sứa đốt bao lâu thì khỏi để phòng ngừa tốt hơn.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.