Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sữa mẹ có lợi ích gì trong việc hạn chế bệnh không dung nạp lactose ở trẻ?

Ngày 11/09/2020
Kích thước chữ

Một số mẹ thường cho trẻ sử dụng thêm 1 số loại sữa bột dành cho trẻ sơ sinh hoặc sử dụng sữa bột như một nguồn dinh dưỡng duy nhất. Tuy nhiên việc này dễ khiến trẻ bị tổn thương trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển quan trọng bởi chứng không dung nạp lactose.

Lactose là một loại đường đa thường có mặt trong những sản phẩm sữa sơ sinh của trẻ, giúp cung cấp khoảng 40% năng lượng, hấp thụ sắt và canxi, đồng thời đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên một số trẻ thường xuyên bị tiêu chảy khi sử dụng sữa ngoài có chứa Lactose, đây là biểu hiện điển hình của việc trẻ không dung nạp lactose. Vì thế WHO đã khuyến cáo chúng ta nên cho trẻ sử dụng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời để hạn chế tình trạng này.

Vì sao nên cho trẻ bú mẹ trong vòng 6 tháng đầu?

Sữa mẹ có lợi ích gì trong việc hạn chế bệnh không dung nạp lactose ở trẻ 1Vì sao nên cho trẻ bú mẹ trong vòng 6 tháng đầu?

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp cho con sự khởi đầu tốt nhất với đầy đủ tất cả các dưỡng chất cần thiết nhất cho trẻ như đạm, bột đường, các loại vitamin và khoáng chất giúp con phát triển khỏe mạnh. 

Trong sữa mẹ có khoảng 7% là đường lactose, đây là một loại đường đa vô cùng có lợi cho sức khỏe của trẻ. Chúng có công dụng giúp trẻ hấp thu canxi và phốt pho để hình thành những tế bào xương, là nguồn cung và dự trữ năng lượng cho não bộ và các hoạt động hàng ngày. Lượng lactose có trong sữa mẹ đặc biệt an toàn cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ với vì sữa mẹ đồng thời chứa những chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli), giúp trẻ tiêu hóa đường lactose nạp vào cơ thể một cách tốt nhất.

Khi trẻ bú mẹ, đường lactose trong sữa mẹ đi vào thực quản, sau đó lượng men lactase có sẵn trong sữa mẹ sẽ bắt đầu phân tách đường lactose thành những phân tử đường nhỏ hơn và tạo thành khí ga, cùng với một loại men tiêu hoá tên là Bifidobacterium có trong đường ruột trẻ sơ sinh sẽ giúp tiêu hóa lượng đường này hoàn toàn và phục vụ cho nhu cầu của trẻ. 

Thông thường, trẻ được sinh ra thường được khuyến khích bú sữa càng sớm càng tốt, lượng sữa đó được gọi là sữa non để tráng ruột. Lượng sữa non này chứa men Bifidobacterium, đi vào đường ruột trẻ và ngấm vào niêm mạc ruột trẻ sơ sinh giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, giúp trẻ chống lại sự tấn công từ những vi khuẩn có hại trong đường ruột, ngăn chặn tình trạng men lactase bị phá hủy. Vì thế WHO đã khuyến cáo rằng chúng ta nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để tạo bước cần thiết cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của bé ngay sau khi được sinh ra.

Sữa mẹ có lợi ích gì trong việc hạn chế bệnh không dung nạp lactose ở trẻ 2Biểu hiện của chứng bất dung nạp lactose

Vì một số lý do mà mẹ phải cho trẻ sử dụng thêm sữa bột, sữa công thức ngoài như mẹ bị mất sữa, thiếu sữa hoặc do nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Với những trường hợp bất khả kháng trên thì mẹ có thể sử dụng thêm những loại sữa này, tuy nhiên theo những báo cáo cho thấy rằng những trẻ không được bú sữa mẹ thường xảy ra tình trạng tiêu chảy, táo bón, đây có thể là biểu hiện của chứng không dung nạp đường lactose.

Nguyên nhân là do những loại sữa công thức có chứa đường lactose nhưng không có loại men Bifidobacterium như sữa mẹ, khi phân huỷ chỉ tạo ra trong môi trường tiêu hoá của trẻ 1 ít acid và không đủ để tiêu hóa lượng đường lactose và các chất đường bột trong sữa. Việc thiếu hụt men lactase khiến đường lactose không phân tách được, khiến chúng bị ứ đọng trong ruột, hút nước, gây tiêu chảy kéo dài cho trẻ. 

Cách giúp trẻ thích ứng với sữa công thức sau khi ngưng sữa mẹ

Mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ có bị chứng không dung nạp lactose không thì chỉ cần để ý tình trạng đi ngoài của trẻ. Nếu mẹ thấy trẻ tiêu chảy hoặc đi ngoài phân sệt, có mùi chua với những biểu hiện khó tiêu, trướng bụng, đầy hơi... thì bạn nên xem lại loại sữa trẻ nên sử dụng.

Bây giờ nếu mẹ không thể cho trẻ bú mẹ thì nên sử dụng những loại sữa lactose free. Đây là loại sữa làm từ sữa bò tách đường hoặc từ sữa đậu nành, nếu như thấy trẻ phân sệt và đi ngoài đều hơn, sau khoảng một tuần thì phân tốt hơn thì có thể tiếp tục sử dụng tiếp. Tuy nhiên đây không phải là một biện pháp lâu dài vì đường lactose rất quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển mô não và hệ thần kinh của trẻ ở những năm tháng đầu đời, loại bỏ lactose ra khỏi sữa là giảm mạnh sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. 

Sữa mẹ có lợi ích gì trong việc hạn chế bệnh không dung nạp lactose ở trẻ 3Tập cho trẻ thích ứng với sữa công thức trước khi dừng hoàn toàn sữa mẹ

Cách tốt nhất là mẹ nên tập cho trẻ thích ứng với việc sử dụng sữa công thức trước khi dừng hẳn hoàn toàn sữa mẹ. Cho trẻ bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt trong khả năng, vì lượng men Bifidobacterium có khả năng sống lâu dài trong hệ tiêu hoá của trẻ trong giai đoạn trẻ bú mẹ và có thể dùng để tích trữ để sử dụng sau này.

Sau đó mẹ bắt đầu cho bé sử dụng sữa công thức lactose-free, sau một thời gian trẻ quen dần thì mỗi cữ sữa mẹ có thể giảm dần 30ml lactose free và tăng vào 30ml sữa có chứa đường lactose bình thường. Sau vài ngày ổn định tiếp tục giảm dần lượng lactose free, giúp đường tiêu hóa của bé dần dần thích ứng và kích thích việc sản xuất men lactase để đủ phân tách lượng đường lactose trong cơ thể. Quá trình chuyển đổi những loại sữa này có thể mất khoảng 1-2 tháng trẻ mới thích nghi được.

Xuân Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:lactoseSữa mẹ