Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Sức khỏe tinh thần của sinh viên: Thực tế, nguyên nhân và giải pháp

Ngày 24/09/2024
Kích thước chữ

Sức khỏe tinh thần là một trong những yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống, năng suất làm việc của một người. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về sức khỏe tinh thần của sinh viên hiện nay và những giải pháp hỗ trợ hiệu quả.

Hiện nay, sức khỏe tâm thần của sinh viên là vấn đề được nhiều người quan tâm, chú ý. Để hiểu hơn về những vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần sinh viên, nguyên nhân và giải pháp cụ thể, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên

Theo một nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của sinh viên cho thấy tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu căng thẳng, lo âu, trầm cảm lần lượt là 51.84%, 88.55% và 57.09%. Trong đó, tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu mức độ nặng đến rất nặng với chứng rối loạn căng thẳng được xác định là 7.96%, rối loạn lo âu là khoảng 35.92% và trầm cảm là khoảng 8.55%.

Sức khỏe tinh thần của sinh viên: Thực tế, nguyên nhân và giải pháp 1
Theo khảo sát, tỷ lệ sinh viên gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần đang ở mức đáng báo động

Như vậy, vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên rất cần được quan tâm, bao gồm cả phía gia đình, nhà trường và xã hội. Theo các chuyên gia tâm lý, những vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên có thể xuất hiện dưới nhiều dạng cụ thể khác nhau.

  • Căng thẳng: Căng thẳng là phản ứng thông thường của cơ thể khi đối mặt với những áp lực học tập, làm việc và trong cuộc sống. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng kéo dài nhưng không được giải tỏa có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên nghiêm trọng hơn như trầm cảm, rối loạn lo âu,…
  • Lo âu: Bàn về tình trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên chắc hẳn không nên bỏ qua vấn đề lo âu ở nhóm đối tượng này. Lo âu là cảm giác sợ hãi, bồn chồn, bất an không rõ nguyên nhân. Hiện tượng lo âu có thể biểu hiện thông qua các triệu chứng như hồi hộp, tim đập nhanh, khó thở, đổ nhiều mồ hôi, run rẩy,…
  • Trầm cảm: Hiện nay, tỷ lệ sinh viên bị trầm cảm ghi nhận tăng dần và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, trầm cảm là chứng rối loạn tâm trạng khiến người bệnh có cảm giác buồn bã, chán nản, mất hứng thú với cuộc sống,… Người bị trầm cảm thường sẽ có những dấu hiệu nhận biết như mất ngủ, chán ăn, sụt cân rõ rệt, mất tập trung, suy nghĩ tiêu cực,…
Sức khỏe tinh thần của sinh viên: Thực tế, nguyên nhân và giải pháp 2
Trầm cảm - Vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên cần được quan tâm nhiều hơn

Nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần sinh viên

Kết quả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của sinh viên cũng cho biết có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm,… ở đối tượng này ngày một gia tăng. Trong đó, những tác nhân chủ yếu gồm:

  • Áp lực học tập: Sinh viên là nhóm đối tượng cần học tập trong môi trường hoàn toàn khác so với thời gian học trung học phổ thông trước đó. Điều này một phần cũng tạo nên áp lực học tập đối với sinh viên, khiến sinh viên cảm thấy lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, chán nản,…
  • Áp lực từ gia đình và xã hội: Phần lớn sinh viên thường rời xa gia đình, di chuyển lên các thành phố lớn để học tập nên việc sống xa người thân, kỳ vọng cao từ bố mẹ cũng khiến nhóm đối tượng này dễ bị stress, lo âu, áp lực,…
  • Thay đổi môi trường sống: Đa số sinh viên mới nhập học và sống xa gia đình đều phải thay đổi môi trường sống một cách đột ngột, điều này khiến sinh viên khó tránh khỏi cảm giác cô đơn, lạc lõng,…
  • Thiếu kỹ năng sống: Sinh viên là nhóm đối tượng thường chưa có nhiều kinh nghiệm sống và kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề nên họ dễ gặp khó khăn trong việc quản lý stress, kiểm soát các vấn đề nảy sinh trong môi trường học tập, sinh sống.
Sức khỏe tinh thần của sinh viên: Thực tế, nguyên nhân và giải pháp 3
Thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề, sắp xếp thời gian biểu,... khiến sinh viên dễ mệt mỏi, lo âu,...

Giải pháp phòng tránh vấn đề về sức khỏe tâm thần ở sinh viên

Cả gia đình, nhà trường và xã hội cần có trách nhiệm đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên. Qua sự phối hợp của các lực lượng trên, sức khỏe tâm thần của sinh viên sẽ được cải thiện tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tâm thần hoặc những vấn đề tâm lý khác.

  • Về phía gia đình: Gia đình nên chủ động quan tâm, chia sẻ, động viên sinh viên nhiều hơn, tránh gây áp lực với việc học tập, sinh hoạt của sinh viên sống xa nhà, nên thông cảm và để sinh viên có tâm lý thoải mái, sẵn sàng cho năm học mới.
  • Về phía xã hội: Xã hội nên có những chính sách hỗ trợ sinh viên, tổ chức những chương trình tư vấn tâm lý, giải đáp thắc mắc,… để giải tỏa áp lực, giảm gánh nặng học tập và cuộc sống.
  • Về phía nhà trường: Nhà trường cần tổ chức các buổi học, buổi tọa đàm nhằm trang bị cho sinh viên kỹ năng sống, kỹ năng quản lý cảm xúc, quản lý stress, tìm kiếm sự hỗ trợ, giải quyết vấn đề,… để nâng cao sức khỏe tinh thần của sinh viên. Trong đó nên chú trọng những kỹ năng sống quan trọng như kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó với căng thẳng,…
Sức khỏe tinh thần của sinh viên: Thực tế, nguyên nhân và giải pháp 4
Các buổi sinh hoạt, tọa đàm,... về kỹ năng sống, kỹ năng quản lý stress,... giúp sinh viên cân đối cuộc sống và học tập và giảm thiểu vấn đề tâm lý

Bên cạnh những hỗ trợ, tác động từ bên ngoài, chính sinh viên cũng cần quan tâm đến sức khỏe tâm thần của mình, đảm bảo cân bằng giữa cuộc sống, học tập và làm việc nhằm tránh rơi vào trạng thái burt out, hạn chế các vấn đề về sức khỏe tâm thần của sinh viên. Một số lời khuyên của chuyên gia cho các bạn sinh viên gồm:

  • Sinh viên cần có kế hoạch học tập, làm việc hiệu quả, tăng cường rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian để tránh bị quá tải dẫn đến áp lực, mệt mỏi.
  • Khi gặp khó khăn trong học tập hoặc cuộc sống, sinh viên không nên giữ im lặng mà cần tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người thân, bạn bè, thầy cô,…
  • Tăng cường tham gia hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể để giải tỏa căng thẳng, gắn kết hơn với bạn bè.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, ăn đúng giờ đúng bữa, không thức khuya, tập thể dục thể thao,…

Sức khỏe tinh thần của sinh viên là vấn đề đáng báo động tại thời điểm hiện tại. Để nâng cao sức khỏe tâm thần cho sinh viên, các lực lượng bao gồm gia đình, nhà trường và xã hội cần phối hợp nhịp nhàng và thường xuyên hỗ trợ, tư vấn, lắng nghe,… vấn đề mà sinh viên đang gặp phải.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.