Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Suy tuyến tụy ngoại tiết: Những thông tin cần biết

Ngày 29/01/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Suy tuyến tụy ngoại tiết là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào? Đều là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để giải đáp được thắc mắc này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tuyến tụy có nhiệm vụ tạo ra enzyme đồng thời giải phóng enzyme tiêu hóa hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi mắc phải bệnh suy tuyến tụy ngoại tiết, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vì thức ăn không được chuyển hóa. Vậy nguyên nhân và cách điều trị suy tuyến tụy ngoại tiết như thế nào?

Suy tuyến tụy ngoại tiết là gì?

Tuyến tụy vừa có chức năng nội tiết và ngoại tiết, giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất trong thức ăn. Nhiệm vụ của tuyến tụy ngoại tiết chính là giải phóng một số chất vào cơ quan hay bề mặt cơ thể thông qua ống dẫn.

Suy tuyến tụy ngoại tiết: Những thông tin cần biết 1 Tuyến tụy có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Suy tuyến tụy ngoại tiết là căn bệnh liên quan tới tuyến tụy và enzyme tuyến tụy. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất enzyme hoặc không tiết enzym để tiêu hóa khiến thức ăn không thể phân hủy. Từ đó làm cơ thể không thể hấp thu chất dinh dưỡng.

Người bị suy tuyến tụy ngoại tiết có thể gặp một số triệu chứng như: Tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, phân lỏng, sụt cân... do thức ăn không được tiêu hóa ở trong ruột.

Nguyên nhân bệnh suy tuyến tụy ngoại tiết

Theo nghiên cứu có khá nhiều nguyên nhân khiến tuyến tụy ngoại tiết bị suy giảm. Trong đó phải kể đến như:

  • Viêm tụy mạn tính: Bệnh lý sẽ không biến mất theo thời gian. Đối với người trưởng thành, viêm tụy mãn tính là nguyên nhân chính gây ra suy tuyến tụy ngoại tiết. Bởi bệnh viêm tụy có thể ảnh hưởng đến những tế bào sản xuất ra enzyme tiêu hóa.
  • Viêm tụy cấp: Nếu không được điều trị, viêm tụy cấp có thể trở thành viêm tụy mạn tính, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy tuyến tụy ngoại tiết.
  • Viêm tụy tự miễn: Đây là căn bệnh viêm tụy nhưng xảy ra do tụy bị miễn dịch tấn công. Người bệnh có thể điều trị bằng steroid nhằm cải thiện tình trạng sản xuất enzyme.
  • Tiểu đường: Phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường sẽ dễ gặp phải suy tuyến tụy ngoại tiết.
Suy tuyến tụy ngoại tiết: Những thông tin cần biết 2 Tiểu đường là một trong những căn bệnh dẫn đến suy tuyến tụy ngoại tiết.
  • Bệnh liên quan tới gen: Các bệnh di truyền có thể ảnh hưởng tới tụy đó là bệnh xơ nang và hội chứng Shwachman - Diamond. Theo thống kê có khoảng 90% người bệnh bị xơ nang sẽ bị những vấn đề về tụy.
  • Bệnh Celiac: Đây là bệnh lý hình thành do chất gluten không được tiêu hóa. Dù trong thức ăn nạp vào không chứa gluten thì người bệnh vẫn có những triệu chứng của bệnh như tiêu chảy.
  • Ung thư tụy: Một trong các biến chứng của ung thư tụy hoặc sau khi phẫu thuật điều trị ung thư tụy đó là suy tuyến tụy ngoại tiết. Ngoài ra, những khối u cũng có thể làm tắc đường di chuyển của enzyme.

Điều trị suy tuyến tụy ngoại tiết

Các bác sĩ cho biết, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng những phương pháp sau:

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh suy tuyến tụy ngoại tiết có thể kể đến như:

Thuốc kê đơn

Tuyến tụy tiết ra enzyme hỗ trợ tiêu hóa như protease, amylase, lipase. Khi tuyến tụy không tự sản xuất chúng thì người bệnh hỗ trợ cải thiện bằng liệu pháp thay thế enzyme tuyến tụy.

Đây là cách thay thế các enzyme tiêu hóa và giúp cơ thể có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ những thực phẩm đã tiêu thụ. Dựa vào từng mức độ của bệnh mà liều lượng cũng sẽ khác nhau. Thông thường, người bệnh sẽ uống thuốc ở đầu bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ tuy nhiên không được để bụng đói.

Thuốc không kê đơn

Nếu như người bệnh chỉ bị ợ chua nhẹ thì không cần uống thuốc theo toa mà có thể sử dụng những loại thuốc như esomeprazole hoặc lansoprazole. Tuy nhiên cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Chế độ ăn uống khoa học

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, lành mạnh là điều cần thiết để điều trị bệnh suy tuyến tụy ngoại tiết. Người bệnh nên ưu tiên các chất béo lành mạnh, hạn chế thực phẩm khó tiêu và nhiều dầu mỡ. Đặc biệt, người bệnh nên kiêng những thực phẩm chứa mỡ động vật và dầu hydro hóa.

Suy tuyến tụy ngoại tiết: Những thông tin cần biết 3 Một chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng rất cần cho quá trình điều trị.

Để hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn, hãy chia bữa ăn thành bữa nhỏ trong ngày để đường ruột có thể phân hủy chất béo và protein. Người mắc bệnh suy tụy ngoại tiết còn được khuyến cáo nên ăn nhiều trái cây, rau củ quả. Đây chính là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin rất tốt. Những loại vitamin A, D, E, K cần phải tăng cường trong thực đơn của người mắc bệnh.

Lối sống khoa học

Sự thay đổi theo hướng tích cực về lối sống cũng có thể giúp cải thiện bệnh lý. Người bệnh có thể thay đổi từ một số thói quen như:

  • Không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
  • Uống nhiều nước.

Trên đây là thông cần biết về bệnh suy tuyến tụy ngoại tiết. Để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, bạn nên chú ý thăm khám định kỳ và duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh nhé.

Thùy Dung

Nguồn tham khảo: Medlatec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Đỗ Viết Chung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.