Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không?

Ngày 16/03/2023
Kích thước chữ

Cam thảo được biết đến là một loại dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cam thảo được dùng để điều trị ho, sưng đau họng, tăng cường sức đề kháng, thanh nhiệt… Chính vì thế, cam thảo được pha uống và sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không đang là vấn đề được nhiều mẹ sau sinh quan tâm.

Không chỉ khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sự phát triển của em bé. Vì thế, mẹ sau sinh cần biết loại thực phẩm nào nên ăn và cần kiêng ăn. Vậy phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không? Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc tìm câu trả lời thắc mắc trên.

Tác dụng của cam thảo là gì?

Cam thảo là một vị thuốc dùng trong cả Đông y và Tây y. Bộ phận của cây cam thảo được dùng làm thuốc là thân và rễ phơi khô. Cam thảo có tính bình, vị ngọt nhẹ và thơm nên được nấu thành nước uống để giải nhiệt cơ thể và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.

Cam thảo khô và tươi đều mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, đặc biệt là được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh. Dưới đây là một số tác dụng chính của cam thảo đối với sức khỏe có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da: Trong rễ cây cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất khác nhau như glycyrrhizin, liquiritin, neo - liquiritin, isoliquiritin và các chất chống oxy hóa khác. Những chất này có tác dụng rất lớn trong chống viêm, kháng khuẩn và kháng virus. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ cam thảo đem lại hiệu quả rõ rệt trọng việc cải thiện triệu chứng một số bệnh lý về da như chàm da, mọc mụn nhọt.
  • Cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày: Theo nghiên cứu, cam thảo cũng có tác dụng lớn đối với những người bị khó tiêu, trào ngược axit dạ dày - thực quản, đồng thời giúp làm dịu dạ dày, giảm ợ chua và chướng bụng. Uống nước cam thảo được cho là phương pháp giúp cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, đường ruột và phòng ngừa được chứng khó tiêu. Đây là một bài thuốc dân gian được biết đến và áp dụng từ rất lâu.
  • Hỗ trợ điều trị tình trạng loét dạ dày - tá tràng: Trong rễ của cây cam thảo có chứa chất glycyrrhizin có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ lành thương với tổn thương do loét dạ dày - tá tràng. Bên cạnh đó, các thành phần có trong cam thảo có giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột và dạ dày.
  • Phòng chống ung thư: Rễ cây cam thảo rất giàu chất chống oxy hóa. Các chất này tham gia vào quá trình chống lại các gốc tự do, ngăn cản sự hình thành của các tế bào gây ung thư. Do đó, từ lâu cam thảo được sử dụng như một vị thuốc phổ biến có trong các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lý đường hô hấp trên: Cam thảo có chứa các thành phần giúp kháng khuẩn, chống viêm và có tác dụng rất tốt đối với các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Chất glycyrrhizin có trong rễ cam thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn. Ngoài ra, cam thảo còn có nhiều tác dụng khác rất tốt cho sức khỏe như điều trị bệnh viêm họng, tiêu đờm, điều hòa nội tiết tố hay chống co thắt cơ trơn dạ dày.
  • Chữa sâu răng: Các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm có trong cam thảo có thể tiêu diệt được các vi khuẩn gây sâu răng.

Như vậy, cam thảo mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người và đây cũng là một loại thảo dược rất dễ uống nên được nhiều người pha thành nước uống hàng ngày. Vậy có nên uống nước cam thảo hàng ngày không?

Tác dụng của cam thảo là gì? Phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không?Cam thảo có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày

Có nên uống nước cam thảo hàng ngày không?

Cam thảo có tính bình và được cho là an toàn đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, việc tiêu thụ cam thảo cũng phải có liều lượng nhất định và biết sử dụng đúng cách. Nếu sử dụng quá liều hoặc kết hợp không đúng với những loại vị thuốc khác có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Việc uống nước cam thảo hàng ngày không phải là điều được các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng. Bởi trong nước được nấu từ cam thảo có chứa đến 23% glycyrrhizin - một hoạt chất có vị ngọt cao gấp 50 lần so với đường saccaroza và sẽ tạo ra độc tố yếu khi đi qua đường miệng. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, khi sử dụng quá liều glycyrrhizin (khoảng 5g/kg thể trọng cơ thể) có thể gây ra tử vong. Khi cơ thể hấp thụ 1g/kg/ngày liều lượng glycyrrhizin trong cam thảo có thể gây ra các tình trạng như tăng huyết áp, khát nước, tăng khả năng giữ muối và giữ nước, đôi khi có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu tổn thương ở thận và hệ tim mạch.

Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều nước cam thảo đặc (vượt quá 100g/ngày) có thể dẫn đến tình trạng như tăng huyết áp và hạ kali máu. Theo kết quả thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy, sau khi dùng nhiều các sản phẩm có chứa cam thảo như nước uống hoặc kẹo thì có khoảng 1 - 2% trong tổng số người thử nghiệm có dấu hiệu tăng áp động mạch. Nếu sử dụng quá liều glycyrrhizin (khoảng 5g) được chiết xuất từ cam thảo có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim và chứng rối loạn cơ. Đặc biệt, các triệu chứng xảy ra khi uống cam thảo quá liều thường thấy rõ ở những đối tượng mắc bệnh gan.

Như vậy, tuy cam thảo có tác dụng rất lớn trong thanh nhiệt cơ thể nhưng bạn cũng không nên sử dụng liên tục hàng ngày, hãy dùng với liều lượng nhất định theo khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe. Vậy phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không?

Tác dụng của cam thảo là gì? Phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không?Uống nhiều nước cam thảo có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp

Phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không?

Mặc dù cam thảo mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho con người nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thảo dược này. Vậy phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không? Câu trả lời là mẹ sau sinh tuyệt đối không được uống nước cam thảo, đặc biệt là uống kèm với nhân trần. Bởi một số chất có trong cam thảo khi vào cơ thể có thể làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, khiến cho người mẹ đang cho con bú tiết ra ít sữa, thậm chí là bị mất sữa hoàn toàn. Bên cạnh đó, khi uống nước cam thảo pha với nhân trần sẽ có tác dụng lợi tiểu, dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người mẹ mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé, bởi nếu nước trong cơ thể người mẹ đang cho con bú bị đào thải liên tục sẽ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng cho trẻ, dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Ngoài phụ nữ đang cho con bú không được uống nước cam thảo, một số đối tượng khác cũng không được sử dụng cam thảo để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

  • Phụ nữ đang mang thai: Uống quá nhiều nước cam thảo có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, thai chết lưu, sinh non, sinh con dị tật hoặc thiếu cân.
  • Nam giới đang trong độ tuổi sinh đẻ: Việc sử dụng cam thảo liên tục với liều lượng cao (khoảng 8g/ngày), có thể khiến cho lượng testosterone bị suy giảm và gây ra tình trạng bất lực ở nam giới. Không những thế, dùng nhiều cam thảo còn gây suy giảm hệ miễn dịch tăng huyết áp và phù nề toàn thân.
  • Đối tượng mắc bệnh gan, thận: Những người mắc bệnh thận với các triệu chứng như tiểu ít, phù mặt hoặc phù nề ở người bị viêm gan, xơ gan thì không được sử dụng cam thảo, bởi điều này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng thêm.
  • Những người bị táo bón mãn tính: Người cao tuổi hoặc người đau ốm kéo dài bị bệnh táo bón mãn tính thì không được dùng cam thảo vì sẽ khiến chứng táo bón nặng hơn.
  • Người mắc bệnh viêm phế quản mạn tính: Kèm với các triệu chứng như ho nhiều, khó thở thì không nên uống nước cam thảo.
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp hoặc rối loạn huyết động.
  • Người bình thường không bị mắc bệnh về gan và thận thì cũng không nên sử dụng cam thảo thường xuyên vì có thể gây áp lực đối với thận và gan.
Tác dụng của cam thảo là gì? Phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không?Phụ nữ mang thai không nên uống nước cam thảo trong thai kì

Tóm lại, cam thảo là một loại thảo dược rất có giá trị đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, cũng cần sử dụng cam thảo với liều lượng phù hợp và đúng cách để tránh những tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến cơ thể. Hy vọng với những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu cung cấp trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về những tác dụng của cam thảo và giải đáp được thắc mắc phụ nữ sau sinh có uống được cam thảo không.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Medlatec.com, Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin