Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tác dụng của trà hoa hòe với sức khỏe

Ngày 07/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hoa hòe là loài hoa được sử dụng trong các bài thuốc Đông y điều trị bệnh lý và bồi bổ sức khỏe. Tác dụng của trà hoa hòe với sức khỏe con người đã được y học kiểm chứng. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về công dụng của hoa hòe trong bài viết dưới đây.

Tác dụng của trà hoa hòe được nhiều người truyền tai nhau và mua về uống như trà xanh. Nhưng uống trà hoa hòe có ảnh hưởng gì không và cần lưu ý gì khi uống trà?

Trà hoa hòe là gì?

Trà hoa hòe là trà được làm từ hoa của cây hòe. Đây là một loại cây thân gỗ thuộc họ đậu, thường cao từ 5 - 10m, thân cành nhẵn và bề mặt cây hơi nứt nẻ. Hoa của cây hòe có kích thước nhỏ, có màu trắng hoặc vàng lục nhạt. Hoa mọc thành từng chùm, phân nhánh dài khoảng 20cm và có hình chuông. Cánh hoa hòe mỏng ngắn, hình tim cụt gốc, bao phấn của hoa hình bầu dục.

Hoa hòe được phân thành 2 loại hoa nếp và hoa tẻ. Hoa nếp thường to, mọc nhiều và đều. Hoa nếp thường nở cùng một lúc và có màu vàng nhạt. Hoa tẻ thì nhỏ, mọc thưa thớt hơn và phân bố không đồng đều. Hoa tẻ nở thành nhiều đợt, có màu sẫm hơn và có cuống dài.

Trà hoa hòe sử dụng hoa hòe lúc chưa nở, đang là nụ to để làm dược liệu. Lúc này trong hoa có hàm lượng rutin cao nhất, nếu hoa nở thì lượng rutin sẽ giảm và hiệu quả dược liệu cũng giảm sút. Nụ hoa hòe sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô hoặc sấy khô để làm thuốc hoặc pha trà để uống, rất tốt cho sức khỏe.

Tác dụng của trà hoa hòe với sức khỏe 1
Hoa hòe là một loại thảo dược trong Đông y

Tác dụng của trà hoa hòe

Trà hoa hòe tốt cho tim mạch

Trong hoa hòe có một chất tên là Oxymatrine có tác dụng cải thiện và bảo vệ chức năng của tim. Uống trà hoa hòe sẽ giúp hệ thống tim mạch của bạn khỏe mạnh hơn, giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch, ngăn sự hình thành các cục máu đông và giúp hạ huyết áp hiệu quả.

Tác dụng của trà hoa hòe: Điều trị một số bệnh lý

Uống trà hoa hòe có tác dụng điều trị một số bệnh lý dưới đây:

  • Điều trị viêm khớp;
  • Chữa bệnh xuất huyết;
  • Chữa bệnh cao huyết áp;
  • Điều trị bệnh trĩ;
  • Điều trị rong kinh;
  • Điều trị đại tiện ra máu.

Trà hoa hòe giúp bạn có giấc ngủ ngon

Hiện nay, mất ngủ ngày càng phổ biến, tình trạng này không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà cả những người trẻ tuổi cũng rất dễ bị mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn tái tạo được năng lượng cho ngày hôm sau. Uống trà hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, giúp an thần và hỗ trợ giấc ngủ ngon hơn. Tác dụng của trà hoa hòe với giấc ngủ được nhiều người biết đến và sử dụng thành công.

Tác dụng của trà hoa hòe với sức khỏe 2
Tác dụng của trà hoa hòe với giấc ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Uống trà hoa hòe cũng là phương pháp hỗ trợ giảm cân hiệu quả được nhiều người áp dụng. Tập thói quen uống trà hằng ngày sẽ giúp giảm mỡ máu, ổn định quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ.

Uống trà hoa hòe cần lưu ý điều gì?

Uống trà hoa hòe tốt cho sức khỏe nhưng trà hoa hòe có tác dụng gì nếu sử dụng quá nhiều? Dưới đây là những lưu ý khi uống trà hoa hòe bạn nên ghi nhớ:

Không nên lạm dụng trà hoa hòe: Trà hoa hòe làm từ nụ hoa không có độc tính. Tuy nhiên, loại thảo dược này có tính hàn, nếu bạn dùng quá nhiều thì sẽ không tốt cho cơ thể. Ví dụ như hoa hòe có tác dụng chữa tiêu chảy, nhưng nếu dùng quá nhiều thì sẽ không giúp chữa được bệnh mà còn khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

Người thiếu máu không nên uống trà hoa hòe: Hoa hòe có tính hàn nên người bị thiếu máu không nên dùng trà hoa hòe thường xuyên. Nếu bạn muốn dùng thì nên uống theo lượng mà bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, người bị huyết áp thấp không nên uống trà hoa hòe vì dễ gây choáng và chóng mặt.

Tác dụng của trà hoa hòe với sức khỏe 3
Nếu bạn bị huyết áp thấp thì không nên uống trà hoa hòe

Tránh dùng trà hoa hòe kém chất lượng: Bạn nên tìm mua trà hoa hòe ở những nơi uy tín. Vì hiện nay trên thị trường có các sản phẩm chất lượng kém, quy trình chế biến không đảm bảo khiến nụ hoa dễ bị biến chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Tương tác giữa trà hoa hòe với một số loại thuốc: Trà hoa hòe có thể sẽ tương tác với một số loại thuốc tây, vì vậy nếu bạn đang sử dụng thuốc để điều trị bệnh lý nào đó thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng trà hoa hòe. Do trà hoa hòe cũng là một loại dược liệu vì vậy để sử dụng tốt nhất, bạn nên đến gặp thầy thuốc để được tư vấn lượng hợp lý khi dùng.

Phụ nữ mang thai không nên dùng trà hoa hòe: Loại trà này có tính hàn, dễ gây sảy thai. Vì vậy nếu đang mang thai thì bạn không nên uống trà. Đối với phụ nữ đang cho con bú thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.  

Cách pha trà hoa hòe đơn giản

Nguyên liệu cần có: Hoa hòe khô 20 - 30g. 

Cách pha trà:

  • Bước 1: Cho hoa hòe khô vào ấm. Bạn có thể sử dụng ấm sứ, ấm gốm thường dùng để pha trà. Nếu không có thì có thể dùng bình thủy tinh cũng được.
  • Bước 2: Dùng nước nóng khoảng 90 - 95oC để pha trà. Đầu tiên bạn đổ một ít nước vào và tráng rồi đổ phần nước đó đi. Làm như vậy bạn có thể làm sạch bụi bẩn từ hoa trà khô. Sau đó bạn đổ khoảng 300ml nước vào ấm và chờ khoảng 5 - 7 phút để trà ngấm.
  • Bước 3: Sau thời gian chờ trà ngấm, bạn có thể rót trà ra và thưởng thức. Chú ý quan sát nụ hoa hòe nếu chưa chìm xuống cốc thì có thể bạn chưa dùng nước đủ nóng. Khi uống hết nước đầu, bạn có thể thêm 2 - 3 lần nước để uống tiếp.
Tác dụng của trà hoa hòe với sức khỏe 4
Pha trà hoa hòe tương tự như pha trà xanh

Ngoài cách pha trên, bạn có thể sử dụng ấm đun nước để đun sôi hoa hòe trong khoảng từ 1 - 2 phút sau đó sử dụng.

Trên đây là những thông tin về tác dụng của trà hoa hòe. Loài hoa này không chỉ đẹp mà còn là một loại dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, nếu có điều kiện bạn có thể trồng cây hoa hòe trong nhà để làm cảnh và sử dụng hoa làm trà để uống, giúp nâng cao sức khỏe của mình.

Xem thêm:

Cách dùng hoa hòe chữa cao huyết áp có thực sự hiệu quả?

Hoa hòe có làm ảnh hưởng dạ dày không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm