Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vero Cell là một trong những loại vaccine được Việt Nam và nhiều nước trên thế giới sử dụng để tiêm phòng Covid-19. Vậy bạn đã biết về những tác dụng phụ của vaccine Vero Cell chưa?
Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, vaccine được xem là phương pháp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát ở hiện tại và tương lai. Hiện nay, có khá nhiều các loại vaccine Covid-19, trong đó vaccine Vero Cell là một trong những loại phổ biến. Vậy loại vaccine này có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu về tác dụng phụ của vaccine Vero Cell tại đây.
Vaccine Vero Cell được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh Sinopharm - Trung Quốc tiến hành nghiên cứu từ tháng 02/2020. Ngày 07/5/2021 vắc xin Covid-19 Vero Cell là vaccine thứ 6 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL)và đã được cung cấp tới hơn 70 quốc gia. Ngày 03/6/2021, Vero cell được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trở thành vaccine thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V.
Vaccine Vero Cell được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, mỗi liều 0,5 ml. Đây là vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt. Thành phần của vaccine này được bổ sung Hydroxit Nhôm để tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch. Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C và không để đông băng vắc xin, hạn sử dụng 2 năm tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Chỉ được tiêm phòng cho người từ 18 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 từ 3 - 4 tuần. Liều lượng đường tiêm 0,5ml tiêm bắp.
Vaccine Vero Cell được chỉ định sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau từ 18 tuổi trở lên. Trong đó có một số nhóm cụ thể như:
Bên cạnh đó, vaccine Vero Cell cũng được khuyến cáo không nên tiêm cho các đối tượng là:
Vaccine Vero Cell có hiệu quả bảo vệ lên đến 79% và hiệu quả trong việc phòng ngừa nhập viện là 79% sau 14 ngày tiêm đủ liều. Đây cũng được đánh giá là loại vaccine ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp người tiêm có thể gặp phải các tác dụng phụ của vaccine Vero Cell như:
Những phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn nhưng hiếm gặp như là:
Để giảm bớt tác dụng phụ của vaccine Vero Cell, bạn có thể chườm mát tại vị trí tiêm, uống thật nhiều nước và mặc trang phục nhẹ nhàng để hạn chế các cảm giác khó chịu do sốt gây ra. Hầu hết những tác dụng phụ sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng mẩn đỏ, cơn đau gia tăng ở vị trí tiêm sau 24 giờ, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị tốt hơn.
Ngày 17/12/2021, Bộ Y tế hướng dẫn tiêm liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung bằng vaccine Vero Cell được sử dụng vaccine cùng loại hoặc vaccine công nghệ mRNA (Pfizer, Moderna) hoặc vaccine công nghệ vector virus (AstraZeneca). Do đó, có thể tiêm trộn vaccine Vero Cell với vaccine mRNA hoặc vector virus.
Hiện nay, Vero Cell được tiêm theo lộ trình cơ bản là 3 mũi. Trước đó là 2 mũi theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã có quyết định tiêm bổ sung thêm mũi 3 sau 28 ngày kể từ khi tiêm 2 mũi này.
Như vậy, bài viết này đã tổng hợp một số thông tin cơ bản về vaccine Vero Cell và những tác dụng phụ của vaccine Vero Cell có thể xảy ra. Hy vọng những thông tin này có thể giúp bạn yên tâm hơn khi tiếp nhận các mũi tiêm phòng Covid-19 từ Bộ Y tế.
Nhật Lệ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.