Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tác dụng phụ của yến sào có nghiêm trọng hay không?

Ngày 10/02/2023
Kích thước chữ

Yến sào là một trong những loại siêu thực phẩm được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, tác dụng phụ của yến sào có thể sẽ khiến bạn phải nâng cao cảnh giác.

Yến sào có rất nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng cũng đi kèm với nhiều tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, có những đối tượng tuyệt đối không nên sử dụng yến sào để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về những tác dụng phụ của yến sào nhé! 

Công dụng của yến sào 

Trong yến sào có đến 18 loại axit amin cùng với protein và các khoáng chất quan trọng như: Canxi và sắt, mangan, brôm, đồng, kẽm, crôm,... Trải qua hàng trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ, không ai có thể phủ nhận được những tác dụng tuyệt vời của yến sào đối với sức khỏe của con người. Cụ thể: 

  • Khôi phục thể trạng cho người có sức đề kháng yếu, người mới ốm dậy;
  • Bồi bổ cơ thể, cung cấp nguồn năng lượng và xóa dịu dây thần kinh, tránh mệt mỏi, stress dài ngày;
  • Kích thích vị giác ở trẻ nhỏ, hỗ trợ quá trình tăng cân; 
  • Tăng cường sinh lực cho phái mạnh;
  • Ngăn ngừa lão hóa, giữ gìn nét xuân cho phái đẹp;
  • Lọc phổi, tiêu đờm đối với những người mắc hen suyễn lâu năm.
Tác dụng phụ của yến sào có nghiêm trọng hay không? 1 Yến sào có giá trị dinh dưỡng rất cao

Tác dụng phụ của yến sào là gì?

Nhiều người cho rằng yến sào là thuốc tiên chữa được bách bệnh. Đây là một quan niệm sai lầm. Yến sào rất bổ dưỡng nhưng có thể gây phản tác dụng nếu sử dụng cho những đối tượng sau: 

Tác dụng phụ của yến sào đối với trẻ em 

Trẻ em dưới 7 tháng tuổi được khuyến cáo không nên ăn yến sào. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của trẻ em còn yếu nên rất nhạy cảm với những tác nhân có từ bên ngoài. Hơn nữa khả năng tiêu hóa của trẻ cũng kém hơn nhiều so với người trưởng thành. Việc đưa vào cơ thể cùng lúc quá nhiều loại dưỡng chất không giúp trẻ lớn nhanh, mập mạp hơn mà còn vô tình tạo ra áp lực cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Rất nhiều trẻ sơ sinh quấy khóc, ngưng bú do rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng bởi tác dụng phụ của yến sào. 

Tác dụng phụ của yến sào đối với bà bầu 

Bà bầu không nên ăn quá nhiều yến sào, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân là do tổ yến có tính bình, có thể gây lạnh cơ thể, hạ huyết áp, cảm lạnh, sốt, đau bụng và tiêu chảy. Trong khi đó, đây đều là những triệu chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành của thai nhi trong 3 tháng đầu. 

Sau sinh, cơ thể phụ nữ thường xuyên bị hạ thân nhiệt, hạ huyết áp nên cần kiêng lạnh. Việc ăn yến sào cũng gây ra những tác dụng phụ tương tự. Từ đó, khiến cơ thể mẹ bầu càng thêm suy nhược, mệt mỏi. 

Tác dụng phụ của yến sào có nghiêm trọng hay không? 2 Tác dụng phụ của yến sào khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi dài ngày 

Tác dụng phụ của yến sào đối với người cao tuổi, người có hệ tiêu hóa kém 

Độ tuổi càng cao thì chức năng của các cơ quan trong cơ thể càng suy giảm. Vì vậy, người già chỉ nên ăn một lượng nhỏ yến sào để tránh hệ tiêu hóa phải hoạt động quá công suất. Nếu tiêu thụ quá nhiều dưỡng chất cũng một lúc, cơ thể không hấp thu được thì bạn còn có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng đầy bụng, khó tiêu, chán ăn. 

Hơn nữa, yến sào còn là nguồn cung cấp rất nhiều protein. Ăn quá nhiều yến sào còn khiến người già mắc phải bệnh gout vô cùng nguy hiểm. 

Tác dụng phụ khi sử dụng yến sào “rởm” 

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều người buôn bán các loại yến sào kém chất lượng, được làm từ bột, đường và nhiều chất phụ gia có hại. Yến sào không tinh khiết còn bám nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, tạp chất,... khiến người dùng bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm. 

Ngoài ra, các chất hóa học dùng để liên kết các sợi yến với nhau cũng lắng đọng lại ở gan, thận, gây suy gan, suy thận

Tác dụng phụ của yến sào có nghiêm trọng hay không? 3 Yến sào kém chất lượng gây ra nhiều triệu chứng bất thường cho cơ thể con người 

Bảo quản yến sào thế nào cho đúng? 

Trong nhiều trường hợp, yến sào có chất lượng rất tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng nhưng do người dùng bảo quản sai cách cũng có thể mang lại những tác dụng phụ của yến sào. Tốt nhất, bạn nên bảo quản loại thực phẩm này ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt để ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi. 

Với yến sào đã được chế biến, bạn nên để trong ngăn mát của tủ lạnh và dùng trong ngày.

Yến sào có hạn sử dụng không? 

Mỗi loại yến sào lại có hạn sử dụng khác nhau, đó là: 

  • Với tổ yến thô, hạn sử dụng có thể lên đến 5 năm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng trong vòng 3 năm để đảm bảo các chất dinh dưỡng không bị biến đổi. 
  • Yến sào tinh chế thường có hạn sử dụng là 3 năm. 
  • Yến sào tươi chưa trải qua quá trình hong khô chỉ nên dùng ngay trong 48 tiếng. Nếu được bảo quản trong tủ lạnh, thời gian sử dụng sẽ tăng lên 7 ngày.
  • Yến sào đã được chế biến có thời hạn sử dụng ngắn nhất, chỉ trong 24 tiếng đồng hồ. 
Tác dụng phụ của yến sào có nghiêm trọng hay không? 4 Yến sào đã chế biến cần được sử dụng ngay

Tác dụng phụ của yến sào quả thực vô cùng nguy hiểm phải không nào. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ trở thành bà nội trợ thông thái, lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho các thành viên trong gia đình. Mua ngay các loại nước yến, yến sào, tổ yến chính hãng đảm bảo an toàn cho sức khỏe tại nhà thuốc Long Châu.

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.