Tác hại của cây mật gấu là gì? Những lưu ý quan trọng khi dùng cây mật gấu
Ngày 21/09/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Mặc dù cây mật gấu thường được sử dụng trong Y học cổ truyền để chữa bệnh nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về lợi ích và tác hại của lá cây này. Bài viết dưới đây của sẽ cung cấp thông tin về tác hại của cây mật gấu và những lưu ý quan trọng khi sử dụng loại cây này.
Như tên gọi của nó, lá của cây mật gấu sở hữu vị đắng đặc trưng nhưng lại là một loại dược liệu quý giá, được áp dụng trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Nhưng ít ai biết về tác hại của cây mật gấu.
Sơ lược về cây mật gấu
Cây mật gấu còn được gọi là cây lá đắng hoặc mật gấu nam, có tên khoa học Gymnanthemum amygdalinum, thuộc họ cúc. Loại cây này phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal. Ở Việt Nam, cây chủ yếu xuất hiện tại các tỉnh vùng núi phía Bắc, nơi có địa hình cao và thời tiết mát mẻ. Một số ít cây cũng mọc rải rác tại Lâm Đồng và một số tỉnh miền Nam. Tên gọi mật gấu nam nhằm phân biệt với giống mọc ở phía Bắc.
Cây mật gấu mọc thành bụi, thân thảo mềm, chiều cao trung bình từ 2-5m, lá có hình bầu dục màu xanh lục, mép lá có răng cưa nhỏ và vị rất đắng. Hoa của cây mật gấu có màu vàng nhạt, thường nở rộ từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Hoa có 6 cánh nhỏ, tụ thành cụm ở ngọn cây. Sau khi hoa rụng, quả mật gấu bắt đầu hình thành và chín dần từ tháng 5 đến tháng 6. Việc thu hái cây mật gấu diễn ra quanh năm khi cây đã đủ tuổi, tránh thu hoạch cây non hoặc quá già. Các bộ phận thường được sử dụng là lá và thân. Trong đó, thân và lá chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin A, B1, B2, C, E, xanthone, flavonoids, tannin, steroid cùng một số khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, magie và selenium.
Tác hại của cây mật gấu là gì?
Mặc dù lá mật gấu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ tiềm ẩn:
Vị đắng gây khó chịu và chán ăn
Lá mật gấu có vị đắng đặc trưng, có thể không dễ chịu với khẩu vị của nhiều người. Vị đắng này có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, ảnh hưởng đến vị giác và hệ tiêu hóa. Việc tiêu thụ quá nhiều lá mật gấu có thể dẫn đến sụt cân hoặc thậm chí suy dinh dưỡng do cơ thể hấp thu kém chất dinh dưỡng.
Tác hại của cây mật gấu gây hạ đường huyết và huyết áp thấp
Mặc dù cây mật gấu có khả năng hạ đường huyết và huyết áp, mang lại lợi ích cho những người bị tiểu đường hoặc cao huyết áp nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ đối với những người có mức đường huyết hoặc huyết áp thấp. Việc sử dụng cây mật gấu có thể dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi, đau đầu hoặc thậm chí ngất xỉu ở một số người.
Phản ứng dị ứng và tương tác với thuốc
Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng khi sử dụng lá mật gấu, đặc biệt nếu họ nhạy cảm hoặc dị ứng với các thành phần trong cây. Các triệu chứng dị ứng thường gặp bao gồm nổi mẩn, ngứa, sưng, khó thở hoặc trong trường hợp nghiêm trọng là sốc phản vệ.
Ngoài ra, lá mật gấu có thể gây tương tác bất lợi với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc gia tăng tác dụng phụ. Các loại thuốc có khả năng tương tác với lá mật gấu bao gồm:
Uống nước từ cây mật gấu với liều lượng lớn có thể gây hại cho tế bào trong cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm độc tế bào.
Tác hại của cây mật gấu với gan và thận
Những người mắc bệnh về gan hoặc thận nên tránh uống nước mật gấu hoặc chỉ nên tiêu thụ với liều lượng rất nhỏ.
Kích ứng đường tiêu hóa
Sử dụng quá nhiều lá mật gấu có thể dẫn đến khó chịu cho hệ tiêu hóa. Các triệu chứng phổ biến bao gồm buồn nôn, đầy bụng, chuột rút, đau dạ dày, ợ nóng, trào ngược axit và phát ban.
Những lưu ý quan trọng khi dùng cây mật gấu
Dù cây mật gấu là dược liệu phổ biến trong Y học cổ truyền và được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe nhưng việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra những tác hại tiêu cực. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tuân theo những lưu ý sau đây:
Bắt đầu từ liều lượng nhỏ: Khi bắt đầu sử dụng cây mật gấu nên dùng với liều lượng nhỏ để cơ thể có thời gian thích ứng. Đừng ngừng sử dụng các loại thuốc Tây mà bạn đang dùng.
Thời gian sử dụng: Cây mật gấu chứa kháng sinh tự nhiên nên hạn chế sử dụng liên tục. Tốt nhất là dùng tối đa khoảng 2 tuần, sau đó nghỉ ít nhất 2-4 tuần trước khi tiếp tục sử dụng.
Tương tác với thuốc và thực phẩm: Các thành phần trong cây mật gấu có thể tương tác với một số thuốc và thực phẩm chức năng khác. Nếu bạn đang điều trị bệnh, hãy thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng cây mật gấu.
Ảnh hưởng đến huyết áp: Do cây mật gấu có khả năng hạ huyết áp, những người bị cao huyết áp hoặc huyết áp thấp nên tránh sử dụng để tránh làm huyết áp giảm quá mức, gây nguy hiểm.
Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có tài liệu rõ ràng về độ an toàn của cây mật gấu cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Do đó, các bà bầu hoặc những người đang cho con bú nên tránh sử dụng để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Bài viết trên đã chia sẻ về thông tin tác hại của cây mật gấu. Hiện tại, chưa có ghi nhận nào về các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng cây mật gấu. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải các triệu chứng bất thường, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và đến trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.