Mì ăn liền (hay mì gói) là món ăn phổ biến và được yêu thích ở nhiều nơi nhưng ít ai để ý đến tác hại của mì gói nếu ăn thường xuyên, liên tục.
Một trong những điểm thu hút của mì ăn liền là giá rất rẻ, chỉ mất 1-2 phút để nấu và lượng calo được tìm thấy trong các sản phẩm này chỉ tầm 142 calo/100g mà thôi. Chính vì sự tiện dụng của mì ăn liền mà nhiều người lạm dụng nó, thường xuyên thay thế các bữa ăn chính. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là loại mì rẻ tiền mà chúng ta ăn hàng ngày ở công ty, ở nhà hay cho con cái chúng ta ăn thực sự gây nguy hiểm đến sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu xem tại sao mì ăn liền lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
1. Mì ăn liền gây khó tiêu và thậm chí còn có nguy cơ gây ung thư
Mì ăn liền khiến hệ thống tiêu hóa phải làm việc hàng giờ để có thể nghiền nát chúng. Khi vào cơ thể, nếu bị tiêu hóa quá nhanh chúng làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và sự giải phóng insulin. Vì sự tiêu hóa của chúng diễn ra khó khăn và chậm hơn các loại thực phẩm khác nên các chất độc hại và chất bảo quản có trong mì gói sẽ được giữ lại trong cơ thể và gây ra tình trạng phơi nhiễm quá mức butylated hydroxyanisole (BHA) và t-butylhydroquinone (TBHQ).
Phải nói thêm rằng, TBHQ và BHA là các chất được sử dụng trong các sản phẩm để giữ cho chúng có thể được sử dụng lâu hơn, cả hai chất hóa học này thực chất là chất gây ung thư. Điều này có nghĩa là mì gói có thể gây ra ung thư và thậm chí có thể dẫn đến hen suyễn, stress và tiêu chảy nếu chúng ta tiêu thụ chúng trong một khoảng thời gian dài.
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Đối với những người yêu thích mì ăn liền thì sự thật phũ phàng này sẽ làm thay đổi quan niệm của họ ngay lập tức. Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí dinh dưỡng, người ta đã phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn mì ăn liền nhiều hơn hai lần một tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn 68% so với những người ăn ít, bất kể họ có áp dụng chế độ ăn kiêng hay tập luyện thể dục như thế nào đi nữa.
Hội chứng chuyển hóa cao là một nhóm các triệu chứng như béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường và đột quỵ được gây ra bởi lượng chất béo bão hòa cao, giá trị dinh dưỡng thấp có trong mì gói do quy trình sản xuất của chúng chủ yếu là chiên rán.
Tác hại của mì gói là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
3. Có hàm lượng muối cao
Nhiều người biết ăn mặn không tốt cho sức khỏe nhưng ít ai nhận thức được tác hại mà nó gây ra cho cơ thể nguy hiểm đến mức nào. Mì ăn liền lại là loại thực phẩm có hàm lượng muối cao. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Hypertension ở Mỹ vào năm 2014, trong 23 trường hợp được nghiên cứu, mức tiêu thụ natri cao được công nhận là nhân tố chính khiến tỷ lệ tử vong cao hơn mức bình thường. Nồng độ natri dư thừa này cũng có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp và bệnh tim mạch.
Tìm hiểu: Ăn mì tôm có béo không
Một tác hại của mì gói la làm tăng huyết ap và bệnh tim do chúng chứa lượng muối cao
4. Một số chứa Glutamate Monosodium (MSG)
Glucamat Monosodium (MSG) được tìm thấy trong các món ăn nhẹ và là chất tăng cường hương vị phổ biến ở các món ăn Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo FDA, MSG được dán nhãn là chất phụ gia an toàn. Tuy nhiên điều này gây nên nhiều tranh cãi vì theo dữ liệu được thu thập từ Điều tra Y tế và Dinh dưỡng Trung Quốc cho thấy với mức tiêu thụ MSG cao trong khoảng thời gian dài gây ra sự dư thừa trọng lượng dẫn đến bệnh béo phì và các bệnh khác.
Nếu quá yêu thích mì ăn liền, không thể nào bỏ hoàn toàn thì chúng tôi gợi ý đến bạn 3 công thức nấu ăn thay thế chắc chắn thỏa mãn cơn thèm mì:
– Đối với những người quá bận rộn thì mì ramen tự chế là lựa chọn thay thế mì ăn liền hiệu quả đấy. Và chúng cũng chỉ mất của bạn nhiều nhất 30 phút để chuẩn bị và nấu nướng mà thôi.
– Nếu muốn tạo cảm giác mới mẻ mà lại tuyệt ngon hãy thử món gà Yakisoba của người Nhật nhé.
– Hoặc thử món súp ramen mới hoàn hảo cho những người thiếu gluten và ăn chay nhé.
Phương Phương
Nguồn: Lifehack