Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tại sao bệnh cúm mùa ở Nhật Bản có khả năng gây tử vong cao?

Ngày 04/02/2025
Kích thước chữ

Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển có hệ thống y tế hiện đại, nhưng cúm mùa vẫn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm người cao tuổi. Mỗi năm, căn bệnh này gây ra hàng nghìn ca biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Vậy tại sao bệnh cúm mùa ở Nhật Bản có khả năng gây tử vong cao?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus Influenza gây ra, lây lan qua mũi, họng và phổi. Tại Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường bùng phát mạnh vào mùa Đông và mùa Xuân. Các chuyên gia cảnh báo rằng đỉnh dịch cúm có thể xảy ra vào khoảng tháng 2 - 4 và tháng 9 - 10 hàng năm.

Thông thường, cúm mùa diễn biến nhẹ và người bệnh có thể hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, ở những đối tượng có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh lý nền, cúm có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Triệu chứng của cúm mùa

Các triệu chứng của bệnh cúm mùa thường khởi phát đột ngột. Người mắc bệnh có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng như: Sốt hoặc cảm giác sốt kèm ớn lạnh, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau nhức cơ thể, nhức đầu và mệt mỏi.

Ngoài ra, một số trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em, có thể xuất hiện triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy.

Do có nhiều điểm tương đồng với các bệnh lý đường hô hấp khác, cúm mùa dễ bị nhầm lẫn trong chẩn đoán. Vì vậy, để xác định chính xác và có hướng điều trị phù hợp, người bệnh nên đến cơ sở y tế khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ.

Tại sao bệnh cúm mùa ở Nhật Bản có khả năng gây tử vong cao? 1
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cúm mùa thường xuất hiện một cách đột ngột

Nguyên nhân gây cúm mùa

Cúm mùa do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra. Đây là loại virus có cấu trúc lipoprotein, khả năng đề kháng yếu và dễ bị bất hoạt bởi ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại, nhiệt độ cao (trên 56°C) và các dung môi hòa tan như cồn, chloramine.

Tuy nhiên, virus cúm có thể tồn tại hàng giờ trong môi trường bên ngoài, đặc biệt là trong điều kiện lạnh và ẩm thấp. Ở nhiệt độ từ 0 đến 4°C, virus có thể tồn tại trong vài tuần, trong khi ở -20°C hoặc trong môi trường đông khô, nó có thể sống đến vài năm.

Tại sao bệnh cúm mùa ở Nhật Bản có khả năng gây tử vong cao?

Cúm mùa là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên toàn thế giới. Trong lịch sử, dịch cúm đã gây ra những đại dịch thảm khốc, cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người.

Một trong những đại dịch kinh hoàng nhất là cúm Tây Ban Nha (1918 - 1919), với khoảng 500 triệu người nhiễm bệnh, tương đương 1/3 dân số thế giới lúc bấy giờ. Riêng tại Ấn Độ, ước tính có 17 triệu ca tử vong, trong khi Hoa Kỳ ghi nhận 675.000 ca và Vương quốc Anh có khoảng 200.000 người thiệt mạng.

Hiện nay, mỗi năm có khoảng 1 tỷ ca nhiễm cúm, trong đó 3 - 5 triệu trường hợp diễn tiến nặng. Cúm mùa vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, với gần 650.000 ca tử vong mỗi năm. Trung bình, cứ mỗi phút trôi qua, lại có một người tử vong do cúm.

Tại sao bệnh cúm mùa ở Nhật Bản có khả năng gây tử vong cao? 2
Tại sao bệnh cúm mùa ở Nhật Bản có khả năng gây tử vong cao?

Trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có bệnh lý nền là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh cúm, dễ gặp biến chứng nghiêm trọng và có khả năng lây lan bệnh nhiều hơn.

Ở trẻ nhỏ, mỗi năm có khoảng 90 triệu ca mắc cúm trên toàn cầu. Bệnh làm tăng nguy cơ viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim và có thể khiến trẻ nhỏ dưới 14 tuổi đối mặt với nguy cơ viêm phổi cao gấp 8 lần.

Ở người cao tuổi, cúm có thể làm suy giảm chức năng cơ thể, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan. Sau khi nhiễm cúm, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần, nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng gấp 10 lần.

Ở những người có bệnh lý nền mạn tính, cúm có thể làm trầm trọng thêm các bệnh tim mạch, tiểu đường và hen suyễn. Bệnh nhân tiểu đường khi mắc cúm có nguy cơ nhập viện và tử vong do biến chứng cao gấp 6 lần. Đặc biệt, cúm còn có thể là tác nhân kích hoạt tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.

Bệnh cúm mùa ở Nhật Bản có khả năng gây tử vong cao do nhiều yếu tố khác nhau. Dân số già chiếm gần 30% tổng số dân, khiến tỷ lệ người dễ bị biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, đột quỵ và nhồi máu cơ tim gia tăng. Khí hậu lạnh và ẩm giúp virus cúm tồn tại lâu hơn, làm tăng nguy cơ lây lan. Bên cạnh đó, văn hóa làm việc không nghỉ khi ốm khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong cộng đồng. Ngoài ra, virus cúm thường xuyên đột biến, làm giảm hiệu quả của vắc xin. Để giảm nguy cơ tử vong, chính phủ Nhật Bản khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và nghỉ ngơi khi có dấu hiệu mắc bệnh.

Điều trị và phòng ngừa cúm mùa như thế nào?

Phương pháp điều trị bệnh cúm mùa: Người có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm cúm nên được cách ly y tế và đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

Trường hợp cúm nhẹ, không biến chứng: Người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Hạ sốt bằng paracetamol khi thân nhiệt trên 38,5°C.
  • Uống nhiều nước để bổ sung điện giải và duy trì độ ẩm cho cơ thể.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

Trường hợp cúm có biến chứng: Bệnh nhân cần nhập viện để được theo dõi và điều trị kịp thời:

  • Dùng thuốc kháng virus oseltamivir hoặc zanamivir theo chỉ định.
  • Hỗ trợ hô hấp bằng thở oxy, CPAP hoặc thông khí nhân tạo nếu có suy hô hấp.
  • Dùng kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn.

Bệnh nhân có thể xuất viện khi đã hết sốt, các triệu chứng thuyên giảm (trừ ho), và tình trạng sức khỏe ổn định trong 48 giờ. Sau xuất viện, vẫn cần cách ly tại nhà ít nhất 7 ngày, tính từ thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

Tại sao bệnh cúm mùa ở Nhật Bản có khả năng gây tử vong cao? 3
Trường hợp bệnh nhân bị cúm nhẹ, không biến chứng có thể tự điều trị tại nhà

Cách phòng ngừa cúm mùa: Để bảo vệ bản thân và cộng đồng, mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi về nhà, trước/sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Khi ho, hắt hơi, sổ mũi, hãy che miệng bằng khuỷu tay thay vì bàn tay để hạn chế lây lan virus.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc đến nơi đông người.
  • Giữ độ ẩm cho mũi bằng nước muối sinh lý, đặc biệt khi thời tiết hanh khô.
  • Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh hút thuốc lá, vì khói thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Tiêm vắc xin cúm là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất, giúp giảm tới 90% nguy cơ mắc cúm, hạn chế các biến chứng nguy hiểm và giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt ở nhóm có nguy cơ cao.
Tại sao bệnh cúm mùa ở Nhật Bản có khả năng gây tử vong cao? 4
Tiêm vắc xin cúm là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin tại sao bệnh cúm mùa ở Nhật Bản có khả năng gây tử vong cao? Cúm mùa ở Nhật Bản có khả năng gây tử vong cao do nhiều yếu tố tác động như dân số già, khí hậu thuận lợi cho virus phát triển, thói quen làm việc không nghỉ khi ốm và sự biến đổi liên tục của virus.

Để giảm thiểu rủi ro, người dân cần chủ động trong việc phòng ngừa, đặc biệt là tiêm vắc xin cúm định kỳ. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu gần nhất hoặc đặt lịch tiêm qua hotline 1800 6928 để biết thêm chi tiết về lịch tiêm và quy trình đăng ký.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Cúm