Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người đã đặt câu hỏi rằng dùng nhóm máu để xác định quan hệ huyết thống giữa bố mẹ và con cái hay anh chị em với nhau có chính xác không? Vậy tại sao con không cùng nhóm máu với bố mẹ? Câu trả lời có liên quan đến gen di truyền.
Dùng nhóm máu để xác định huyết thống đã được áp dụng từ xưa nhưng tính chính xác lại không cao. Do đó sẽ có trường hợp bố mẹ và con cái không cùng nhóm máu nhưng không có nghĩa họ không cùng huyết thống. Vậy tại sao con không cùng nhóm máu với bố mẹ? Có cách nào khác để xác định mối quan hệ huyết thống chính xác hơn là dùng nhóm máu không? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm thông tin chi tiết nhé.
Cơ thể người có chứa khoảng 4 - 6 lít máu. Máu được tạo thành từ các loại tế bào khác nhau trong huyết tương, bao gồm: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương.
Các protein và muối tạo thành huyết tương. Sự kết hợp của các phân tử protein trong máu tạo ra kháng nguyên và kháng thể và cũng là cơ sở để xác định nhóm máu, tạo nên sự khác nhau giữa máu của người này với máu người khác. Kháng thể có trong huyết tương và các kháng nguyên sống trên bề mặt của các tế bào hồng cầu.
Mặc dù có ít nhất 33 hệ thống nhóm máu, nhưng chỉ có hai hệ thống được sử dụng rộng rãi gồm nhóm máu ABO và nhóm máu Rh+ (dương tính) hoặc Rh- (âm tính). Hai nhóm này kết hợp với nhau lại chia ra thành 8 nhóm máu cơ bản, đó là: A+, A-, B+, B-, AB+, AB-, O+, O-.
Theo di truyền học, khi thụ tinh, một nửa bộ nhiễm sắc thể của người bố sẽ kết hợp với một nửa bộ nhiễm sắc thể tương đồng của người mẹ để tạo nên một bộ hoàn chỉnh. Có vô số gen trên các nhiễm sắc thể sẽ quy định các tính trạng của con người liên quan đến nhóm máu, màu da, màu tóc… của con.
Di truyền học cũng quy định nhóm máu dựa trên sự kết hợp giữa các gen tương đồng mang đặc tính trội hoặc lặn. Một nhóm máu riêng biệt được tạo nên từ vô số các tổ hợp gen khác nhau được kết hợp hoàn toàn ngẫu nhiên. Tính di truyền của nhóm máu còn tùy thuộc vào gen quy định của nhóm máu đó trội hơn hay là lặn.
Tùy vào sự kết hợp của các gen di truyền sẽ quyết định con sinh ra có thể mang cùng nhóm máu giống với bố hoặc mẹ hoặc cũng có thể mang một nhóm máu khác. Khi kết hợp các gen của bố và mẹ có thể tạo ra một nhóm máu mới của con khác với cả hai. Do đó sẽ có trường hợp tại sao con không cùng nhóm máu với bố mẹ.
Nhóm máu được xác định bởi sự di truyền. Mỗi người thừa hưởng một gen từ mẹ và một gen từ bố để tạo ra một cặp. Vì vậy, nhóm máu của bố mẹ và con cái có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Khi biết được nhóm máu của bố mẹ có thể suy ra nhóm máu của người con.
Ví dụ, bố mang nhóm máu A kết hợp với mẹ mang nhóm máu B, sinh ra con có thể mang một trong các nhóm máu O, A, B, AB. Trường hợp bố mang nhóm máu A kết hợp với mẹ mang nhóm máu O, sinh ra con có nhóm máu A hoặc O. Trường hợp bố có nhóm máu A kết hợp với mẹ mang nhóm máu AB, sinh ra con có thể mang một trong các nhóm máu như A, B, AB…
Nếu biết nhóm máu của mẹ và con có thể suy ra nhóm máu của bố. Chẳng hạn, nếu mẹ có nhóm máu AB, con có nhóm máu A, suy ra bố của đứa bé có thể mang một nhóm máu bất kỳ trong 4 nhóm máu. Do việc xác định quan hệ bố con chỉ mang tính suy đoán nên dựa theo nhóm máu để kết luận về quan hệ huyết thống là không chính xác.
Trường hợp bố và mẹ đều có nhóm máu O thì chỉ có thể sinh ra người con có nhóm máu O. Như vậy, có thể suy luận nếu người con không có nhóm máu O thì có thể đó không phải là con của cặp bố mẹ này. Tuy nhiên, kết luận này có thể không chính xác.
Nhóm máu của con không phải khi nào cũng giống cha mẹ vì đó là biểu hiện tính trạng trội và lặn của gen. Điều này cũng xảy ra đối với anh chị em ruột.
Theo quy tắc di truyền học của Mendel, sự kết hợp nhóm máu của cha mẹ có thể tạo ra những nhóm máu khác nhau ở đời con. Do đó, trong gia đình có hai con trở lên, các con có thể mang nhóm máu khác nhau. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp các con có cùng nhóm máu với bố mẹ và có cùng nhóm máu với nhau.
Hơn nữa, ta cũng nhận ra việc kết luận hai người có cùng huyết thống hay không huyết thống thông qua nhóm máu là chưa đủ cơ sở.
Tuy nhiên việc xác định huyết thống dựa vào nhóm máu không mang tính khẳng định, chỉ mang tính chất tương đối. Do đó, trong phân tích xác định mối quan hệ huyết thống bố con, xét nghiệm nhóm máu không phải là công cụ hữu dụng và không được thừa nhận về mặt pháp lý.
Áp dụng phương pháp xét nghiệm huyết thanh để giám định quan hệ huyết thống cũng chỉ đạt độ chính xác khoảng 40%.
Trải qua nhiều giai đoạn đến thời điểm hiện tại, cách kiểm tra quan hệ huyết thống chính xác nhất là xét nghiệm ADN, tỷ lệ lên đến 99,9999%. Kỹ thuật mới nhất hiện nay được dùng trong phân tích di truyền là công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới – NGS (Next Generation Sequencing) hoặc còn gọi là giải trình tự song song lượng lớn (Massively Parallel Sequencing).
Bằng cách sử dụng hệ thống giải trình tự gen thế hệ mới, xét nghiệm quan hệ bố con trước sinh không xâm lấn có thể xác định bố đẻ của thai nhi ngay sau 7 tuần thai bằng cách sử dụng mẫu máu của người mẹ và các mẫu của người cha như tóc, mẫu máu, móng, niêm mạc miệng.
Tóm lại, con cái có thể cùng nhóm máu với bố mẹ và có thể không giống, nguyên nhân là do gen di truyền quy định. Để xác định mối quan hệ huyết thống giữa bố mẹ và con cái, hãy dùng biện pháp xác định ADN vì dựa vào nhóm máu thì không chính xác.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.